Thứ Sáu, Tháng Tư 19
Shadow

Câu nói “Con trai lớn tránh mẹ, con gái lớn tránh cha” chỉ đúng một phần và lời giải thích của chuyên gia tâm lý giúp phụ huynh hiểu rõ hơn

Người Trung Quốc có câu: “Con trai lớn tránh mẹ, con gái lớn tránh cha” và được mọi người duy trì truyền thống này trong hàng ngàn năm qua. Trên thực tế, đây chỉ là một hướng dẫn về giáo dục giới tính để trẻ con có thể phân biệt sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới, hay quyền riêng tư, cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cảm xúc và tính cách thì các chuyên gia tâm lý cho rằng, con trai thật sự cần tránh mẹ nhưng con gái không nhất thiết phải tránh cha.

Trước hết, chúng ta cần phải chắc chắn rằng: “Con trai lớn cần phải tránh mẹ”

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra, bất kể là trai hay gái thì người cho chúng cảm giác an toàn nhất chính là mẹ. Đặc biệt đối với con trai, thời thơ ấu của bé rất cần duy trì mối quan hệ mật thiết với mẹ, bởi tình yêu thương của mẹ có thể giúp cho chúng phát triển toàn diện và tối ưu. Tuy nhiên, khi đến một độ tuổi nhất định, nếu như con trai vẫn gắn bó quá mức với mẹ thì sẽ dễ dàng trở thành một người không quyết đoán.

Gần đây, một cô gái đã chia sẻ câu chuyện về việc bạn trai cô không đưa ra được bất cứ quyết định gì. Mỗi lần họ bàn bạc để làm điều gì đó, chàng trai luôn nói: “Bất luận là trước khi làm việc gì, anh nghĩ rằng mình nên hỏi ý kiến mẹ sẽ tốt hơn”. Thậm chí cô cũng chia sẻ việc, họ cùng nhau đi mua sắm. Cô đã chọn cho anh một chiếc áo thun màu xanh rất đẹp, nhưng anh lại nói rằng mẹ anh bảo màu xám sẽ đẹp hơn. Mỗi lần đi chơi, mẹ anh ấy gọi điện thoại liên tục. Có lần đến nhà anh chơi, cô vô tình nhìn thấy anh thay đồ nhưng không khóa cửa, và mẹ cứ thế bước vào. Cô nói rằng cô không mong bạn trai cô quá tài giỏi hay xuất sắc, nhưng ít nhất anh ấy nên là một người đàn ông có chính kiến của riêng mình.

Xem thêm  Đây là những điều cha mẹ rất nên lưu ý mỗi khi phải ra tay xử lý tính đố kỵ ở con nhỏ

Quay trở lại vấn đề con trai quá gần gũi mẹ. Không ít phụ huynh đã quan tâm quá mức đến cuộc sống của con trai, thay con giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Nhân danh tình yêu, người mẹ đã can thiệp vào đời sống riêng tư của con, điều này khiến con trở nên yếu đuối, thiếu sự khám phá. Từ đây, con sẽ dần sống phụ thuộc, lười biếng và khi gặp phải điều gì khó khăn sẽ chờ xin ý kiến của mẹ, không có chính kiến cũng chẳng có trách nhiệm. Vì vậy, nếu như con trai quá gần gũi với mẹ thì trẻ có thể thiếu đi sự nam tính, mạnh mẽ vốn có.

Không những thế, nếu con trai luôn bám lấy mẹ sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân sau này của chúng. Có rất nhiều người mẹ không có cách nào rời khỏi được con, luôn muốn nhìn con trong tầm mắt của mình. Họ thường muốn chồng và con trai cùng yêu mình, ngoài ra cũng sợ con dâu đánh cắp tình yêu của chúng. Sau tất cả, họ sợ mất đi vị trí quan trọng trong lòng con nên luôn tham gia vào cuộc sống đời tư cá nhân dù con đã trưởng thành, khôn lớn.

Thứ hai, tại sao con gái không cần phải tránh cha?

Trước đây, mọi người nói rằng, con gái lớn cần phải tránh cha vì để giáo dục về giới tính. Vì khi con gái trưởng thành, chúng bắt đầu có những sự riêng tư cần thiết, có một số bất tiện không thể nói với bố mà chỉ có thể nói với mẹ. Tuy nhiên, xét về mặt tâm lý và cảm xúc thì lại là vấn đề khác.

Xem thêm  Bạn càng chỉ trích, con càng trở nên tệ: Sau khi chúng mắc lỗi, cha mẹ chỉ cần hỏi 8 câu này để giúp trẻ nhận ra vấn đề và phát triển tư duy
  • Trẻ con có 3 biểu hiện đặc biệt này là dấu hiệu của sự thông minh vượt trội, bố mẹ cần khuyến khích để phát triển trí não cho trẻ

Các nhà tâm lý cho rằng, người cha đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự trưởng thành của con gái. Thông thường, các bé gái không cảm thấy an toàn và cha là người đàn ông duy nhất trên thế giới truyền cảm giác an toàn cho chúng. Người cha có ảnh hưởng sâu sắc đến sự trưởng thành, việc lựa chọn bạn đời và hôn nhân của con. Nếu như mối quan hệ giữa cha và con gái tốt thì con gái sẽ tự tin và có khả năng dung hòa hôn nhân sau này hơn. Bên cạnh đó, có những bé gái sinh trưởng trong gia đình phức tạp, thiếu thốn tình cha thì chúng sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp với đàn ông và dễ gặp những người đàn ông xấu.

Sau cùng, trai lớn và gái lớn mà chúng ta đang nói đến là gì?

Nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng, trẻ em có nhận thức về giới tính vào khoảng 3 tuổi. Khi ý thức về giới tính bắt đầu nảy mầm trong tâm trí của trẻ, chúng sẽ xác định được mình là trai hay gái. Vì vậy, chúng ta sẽ thường thấy, bé gái thích quan sát mẹ mang giày cao gót thế nào, bé trai thích chơi siêu nhân, xe hơi và các đồ chơi khác. Ở độ tuổi này, bố mẹ cần phải cẩn trọng hơn trong mối quan hệ với con. Việc “con trai tránh mẹ” không chỉ về mặt thể chất, mà quan trọng hơn là phải tách biệt về mặt tâm lý. Tuy nhiên, việc “con gái không cần tránh cha” là chỉ nói về mặt tâm lý, cảm xúc nhưng về thể chất vẫn cần có sự tách biệt.

Link