Viêm mũi xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15 – 20% dân số. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và công việc và rất hay tái phát.
Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.
Hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, rất tốt với bệnh nhân viêm xoang
Người sử dụng thường hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.
Cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang
Chọn cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
Dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm mũi
Chuẩn bị: 1 nhúm cây tươi đem rửa sạch, 1 lọ nước nhỏ mắt rỗng đã được rửa sạch
Cách làm: Mua cây cứt lợn tốt nhất là chọn hoa mầu tím, rửa sạch, ngâm nước muối sinh lý 1 lúc rồi vớt ra. Lấy một nhúm hoa, giã nát vắt lấy nước cho vào lọ thuốc nhỏ mũi, bảo quản trong tủ lạnh.
Cách dùng: nhỏ 4 -6 giọt/lần, ngày nhỏ từ 3 -4 lần sẽ thấy mũi thông thoáng dễ thở hơn
Có thể dùng bông tẩm nước giã để nhét mũi, hoặc xông mũi với nước đun từ cây cứt lợn.
* Theo phunudoisong.vn