Thứ tư, Tháng Một 15
Shadow

Chuyên gia chỉ ra có 3 câu không nên hỏi khi đón con từ trường mẫu giáo về, đa số bố mẹ nào cũng mắc phải

Nhiều người biết rằng, sự giao tiếp giữa bố mẹ và con cái là cầu nối vô cùng quan trọng. Việc hỏi thăm con sẽ cho các bậc phụ huynh thấy được mình hiểu con như thế nào. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần phải chọn lọc câu để hỏi, vì có những câu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chúng.

Gần đây, có một nhóm đã làm cuộc khảo sát về những câu hỏi mà bố mẹ không nên hỏi trẻ khi đón chúng từ trường mẫu giáo về. Sau khi thu thập, họ đã chọn lọc ra 3 câu hỏi được nhiều người đồng tình nhất. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng hài lòng với kết quả này và đưa ra lời phân tích khiến các bậc phụ huynh phải suy ngẫm.

Câu thứ 1: Cô giáo có thích con không?

Khi bố mẹ hỏi câu này, con trẻ sẽ suy nghĩ, biểu hiện của cô giáo như thế nào mới gọi là thích? Trước vấn đề này, chúng sẽ thật sự bối rối. Nếu đứa trẻ nói rằng có, bố mẹ sẽ tự nhiên vui vẻ và nhiều người sẽ thầm nghĩ: “Tốt rồi, mọi thứ ổn rồi”. Nếu như đứa trẻ nói không, phụ huynh sẽ bắt đầu lo lắng, tại sao cô lại không thích con? Con đã làm sai điều gì sao? Hay phụ huynh khác tốt với cô hơn bố mẹ? Từ giây phút này, bố mẹ bắt đầu suy nghĩ và bất an, không biết đặt cô giáo vào vị trí nào để có thể tin cậy được. Từ đây sẽ nảy sinh ra mâu thuẫn trong suy nghĩ.

Xem thêm  Jack Ma: Khoảng cách giữa bạn và "cao thủ kiếm tiền" cách xa "hàng ngàn cây số" chính là do 4 tư duy này

Các chuyên gia phân tích, đối với câu hỏi này, trẻ con không nghĩ rằng đây là một câu hỏi bình thường. Khi bố mẹ hỏi chúng thì lúc đến lớp sẽ bắt đầu quan sát thái độ của cô giáo, cũng như những đứa trẻ khác. Lúc này, việc đi học của đứa trẻ không đơn thuần là học hành vui chơi mà thay vào đó là để ý thái độ của cô giáo và các bạn xung quanh. Đây rõ ràng không phải mục đích để đi học.

Câu thứ 2: Có ai bắt nạt con không?

Đây là câu hỏi vô thưởng vô phạt nhất mà phụ huynh thường hay hỏi trẻ. Khi bố mẹ hỏi: “Có ai bắt nạt con không?”, đứa trẻ lúc này bắt đầu phải suy nghĩ câu chuyện hôm nay đã xảy ra những gì. Chúng đang ăn bánh mì nhưng cô giáo không cho ăn tiếp, có phải là bắt nạt hay không, hay chúng đang chơi mà một người bạn khác lại giành lấy đồ trên tay thì có phải bắt nạt không? Trong đầu chúng sẽ hiện lên những suy nghĩ đấy.

Các chuyên gia phân tích, nếu như trẻ nói rằng không ai bắt nạt chúng, thì bố mẹ sẽ thở phào nhẹ nhõm và thầm nghĩ: “À mọi thứ vẫn ổn, con chúng ta vẫn tốt”. Nhưng nếu đứa trẻ nói rằng, có ai đó đã làm con đau, thì lúc này tâm lý của phụ huynh sẽ chia làm 2 trường phái. Nếu bố mẹ thấu đáo và tích cực sẽ nghĩ rằng, có thể người đó không cẩn thận và tin rằng họ không cố ý làm con bạn đau, nên có thể tha thứ và đây là một đức tính tốt. Ngược lại, nếu như bố mẹ quá lo lắng, sẽ hỏi rằng tại sao chúng bắt nạt con? Sao con không chống lại? Cô giáo đâu? Ban đầu, trẻ con sẽ không nghĩ gì nhiều nhưng khi bố mẹ tấn công dồn dập bằng những câu hỏi kia thì sẽ khiến chúng trở nên nghi ngờ, sợ hãi và không mang tâm lý tốt khi đi học.

Xem thêm  Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: "Phải dạy người lớn cách cám ơn, xin lỗi rồi mới dạy trẻ con được. Người lớn không làm thì đừng dạy trẻ con, nó không nghe đâu"

Cho nên, bố mẹ không nên hỏi con trẻ câu này. Vì nếu như trẻ con thật sự sai, chúng sẽ tự nói với bạn, cô giáo sẽ kịp thời liên lạc với phụ huynh, đưa trẻ đi học, bố mẹ cần tin tưởng cô giáo.

Câu thứ 3: Hôm nay con học được gì?

Với câu hỏi này, bố mẹ nên đặt tâm trạng của mình vào những đứa trẻ. Nếu như ai đó hỏi rằng, hôm nay ở công ty bạn làm được những gì trong vòng 8 tiếng làm việc thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Các chuyên gia cho biết, bố mẹ không nên thử thách kỹ năng tổ chức ngôn ngữ của những đứa trẻ, đừng gây áp lực cho chúng. Đối với một đứa trẻ học mẫu giáo, câu này quá khó để trả lời rõ ràng.

Tạm kết

Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi bố mẹ đón con từ trường mẫu giáo trở về nhà chỉ nên lấp đầy thời gian bằng những khoảnh khắc vui vẻ, thú vị trong trái tim của chúng. Đây được xem là thời khắc hoàng kim để trau dồi trí thông minh của trẻ, không nên tạo quá nhiều áp lực cho chúng khi đi học về. Thay vì hỏi những câu hỏi này, bố mẹ nên để con thoải mái nói chuyện, phát triển suy nghĩ bản thân. Chuyên gia chỉ rằng, bố mẹ có thể hỏi những câu như thế này: “Hôm nay chuyện gì làm con vui nhất?”, “Tại sao con lại vui như thế?”, “Hôm nay con chơi trò gì với bạn?”, “Hôm nay có điều gì thú vị mà con đã nhìn hoặc nghe thấy?”, “Bạn tốt của con là ai, cậu bé hay cô bé có ưu điểm gì?”,…

jia you- Helino

Link