Thứ tư, Tháng mười hai 25
Shadow

Con lúc nào cũng nói “trả treo”, cãi tay đôi lại? Cha mẹ hãy làm ngay theo lời khuyên này của chuyên gia để trị thói xấu đó của bé

Nếu cô, cậu nhóc nhà bạn là một nhóc tỳ giỏi “cãi tay đôi” lại, thì các cha mẹ nhất định không thể bỏ qua những cách “đặc trị” được chuyên gia khuyên bảo dưới đây.

Xem thêm  Từ vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên: Chúng ta nên làm gì với tiền, quyền và cuộc hôn nhân của mình?

Là cha mẹ, chúng ta đều ghét việc bị các con cãi lại và với cương vị làm cha mẹ, cũng chẳng dễ chịu gì khi con cái không nghe lời mình dạy bảo, đã vậy còn coi rằng lời nói đó là thừa thãi.

“Lý do chính khiến trẻ cãi lại cha mẹ là vì các con còn nhỏ, có nhiều cảm xúc và chưa học được cách xử lý chúng tốt (đặc biệt là ngay lúc xảy ra sự việc)”, Katy Harris, một nhà trị liệu hành vi trẻ em điều hành Family SOS cho biết.

Nếu con bạn hay “trả treo” lại cha mẹ thường xuyên, có lẽ đã đến lúc hành động để kịp thời kiểm soát tình hình.

Cha mẹ

Khi bé phản đối cha mẹ bằng việc cãi lại, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, phản ứng nổi nóng hay quát tháo của cha mẹ có thể đẩy tình hình đi xa hơn (Ảnh minh họa)

1. Xác định nguyên nhân

Khi con bạn cãi lại thường xuyên, hãy tìm hiểu gốc rễ của vấn đề – phân tích xem hành vi này đến từ đâu, Vyda S Chai, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Think Psychological Services gợi ý cho các phụ huynh.

Cố gắng theo dõi các hành động để xem hành vi nào “châm ngòi” khiến bé phản ứng lại như vậy. Có thay đổi gần đây ở nhà hoặc trường học có thể khiến con bạn cảm thấy tức giận, buồn bã hoặc thất vọng không? Liệu việc bé phản ứng lại người khác diễn ra trong những tình huống nào, ở đâu, hay bé chỉ như vậy khi ở nhà?

Về mặt tình cảm, con bạn có thể đang phải đối mặt với các sự kiện tiêu cực như căng thẳng ở trường, bắt nạt hoặc cảm thấy không thoải mái lúc ở nhà do một số lý do nào đó, bác sĩ Chai giải thích.

Cha mẹ

Có thể bản thân bé có những điều phiền muộn khiến bé áp lực, hãy cùng tìm hiểu và giải quyết cùng con (Ảnh minh họa)

Như vậy, những kích hoạt cảm xúc này có thể khiến trẻ hành động bằng cách cãi lại. Khi bạn đã thành công trong việc tìm ra đâu là thứ châm ngòi cho thói quen này của bé, bạn sẽ ở vào vị trí của bé và hiểu con hơn. Nếu có thể, cha mẹ cũng nên xử lý các vấn đề con đang gặp phải để con từ đó thay đổi được hành vi phản ứng tiêu cực (như cãi lại) của mình.

2. Bình tĩnh, thực sự bình tĩnh

Khi con trẻ đang thách thức kiên nhẫn của bạn, hãy thực sự bình tĩnh. Bác sĩ Chai cho biết: “Phản ứng tiêu cực có thể khiến bùng nổ cơn tức giận ở cả hai phía”.

Nếu con bạn trả lời một cách thách thức, hãy đáp lại bằng những câu có trọng lượng, chẳng hạn như “chúng ta không nói chuyện theo cách đó”, hay “con dùng từ cẩn thận một chút được không”, nhà tâm lý học lưu ý.

Cha mẹ

Hãy đợi cho bé bình tâm lại và nói chuyện trên cơ sở tôn trọng quan điểm của con (Ảnh minh họa)

Nếu hành vi của trẻ leo thang, hãy bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi con có thể tự điều chỉnh và nói chuyện bình thường hơn rồi hẵng đáp lại. Bằng cách này, bạn chỉ hồi đáp con khi trẻ giao tiếp một cách tôn trọng, nếu trẻ mất bình tĩnh, bạn sẽ không giao tiếp nữa.

Khi đáp lại những học sinh có xu hướng cãi lại trong lớp, giáo viên tiểu học địa phương Joel Tan nói “Tôi sẽ giữ bình tĩnh và yêu cầu đứa trẻ nói cho tôi biết tôi là ai (nghĩa là giáo viên của chúng). Sau đó, tôi sẽ dành thời gian để hỏi trẻ xem hành vi chấp nhận được đối với giáo viên là gì? Thông thường, các em sẽ hiểu và đối thoại một cách tôn trọng hơn”.

3. Thấu hiểu cảm xúc của các con

“Một điều quan trọng khác là hãy chú ý cảm xúc của con khi con cãi lại”, nhà trị liệu Harris lưu ý các phụ huynh. Hãy hồi đáp bé bằng những cụm từ như: “Bố/mẹ biết con không vui vì điều đó”, “Bố/mẹ biết rằng con không thích làm cái này” hay “Bố/mẹ hiểu con không thoải mái”… Thông qua những câu hồi đáp như vậy, con trẻ sẽ cảm thấy được cha mẹ quan tâm tới trạng thái của mình.

Cha mẹ

Đề cao cảm xúc của con là một cách để hiểu vì sao con hành xử như vậy (Ảnh minh họa)

Sau đó, gợi ý những cách để con bạn quản lý cảm giác thất vọng đó. Giải thích cho con hiểu rằng tự do sẽ đến sau khi con hoàn thành nhiệm vụ, hoặc giúp con hiểu rằng tình huống nào con có quyền lựa chọn cũng như tình huống nào phải điều khiển hành vi của bản thân.

4. Dạy con trẻ cách tự điều chỉnh và quản lý cảm xúc của mình

Hãy dạy con trẻ quản lý sự thất vọng hoặc không hài lòng mà không phải dùng tới quát nạt, la hét, nhà tâm lý học Chai gợi ý. “Ví dụ, hãy khuyến khích bé nói ra tâm trạng, cảm xúc buồn bực của bé mỗi khi con không vui và không để các cảm xúc tiêu cực đó bùng nổ”.

“Bạn có thể thực hành cách này qua đóng kịch hay múa rối, dùng chú gấu Teddy đồ chơi như một người thầy của bé. Với mỗi tình huống, nếu bé trả lời hay, hãy khen ngợi hành vi tốt đó và cho bé biết rằng con rất đáng khen nếu cư xử như vậy”, bác sĩ Chai đề xuất.

Harris cũng gợi ý rằng bạn nên hướng dẫn con cách “tự nói chuyện” để bản thân vượt qua những khó khăn, thay vì phản ứng lại với cha mẹ.

Cha mẹ

Hãy làm bạn với con và cùng chia sẻ cách để giúp con tự quản lý cảm xúc, quản lý hành vi của mình (Ảnh minh họa)

Chẳng hạn, hãy chia sẻ với con về kinh nghiệm bản thân khi chính bố/mẹ phải hoàn thành một việc mà mình không muốn làm. Một ví dụ như: “Khi bố/mẹ phải hoàn thành bài tập của cô giáo, dù mệt lắm nhưng vẫn phải hoàn thành chứ, nếu không sẽ bị phạt, bị kiểm điểm, nên bố/mẹ tự động viên mình ‘Cố lên, làm nhanh lên rồi sẽ được chơi’ hoặc ‘Cố lên làm nhanh nào, không nên lãng phí thì giờ ngồi than thở nữa'”. Và như hai người bạn, con sẽ cảm thấy được cảm thông hơn là bạn cứ bắt con phải tự giải quyết khó khăn một mình đấy!

5. Cùng con nhận thức rõ vấn đề này và giúp chúng hiểu bức tranh lớn hơn

Nếu thời gian cho phép, hãy dùng cơ hội này để hiểu hơn về quan điểm của con trước một vấn đề, Harris lưu ý.

Đặt những câu hỏi như: “Tại sao đây lại là một vấn đề đối với con?” hay “Con đang nghĩ gì vậy?” có thể giúp cha mẹ tìm ra những cách hữu ích hơn trong các tình huống cụ thể.

Sau khi bạn khám phá quan điểm của con, khuyến khích con trẻ suy nghĩ tìm ra cách tốt hơn để giải quyết tình huống mà con gặp phải, hoặc cùng con giả sử, đặt vào vị trí người khác xem liệu người khác sẽ nghĩ gì, làm gì trong cùng tình huống như vậy.

Cha mẹ

Hãy tìm hiểu quan điểm của con và tìm ra giải pháp xử lý khác nhau thông qua cách đặt câu hỏi mỗi khi bé có cảm xúc tiêu cực (Ảnh minh họa)

Đặt câu hỏi xem liệu trẻ có hiểu lý do đằng sau quyết định của mình không, những hướng dẫn của bố mẹ có hữu ích không, con có tán đồng hay không thấy phù hợp chỗ nào không, tiến sĩ Harris nói thêm. Trẻ có thể dần nhìn ra bức tranh lớn hơn, đặc biệt là nhu cầu của người khác hoặc thực tế về nhu cầu của chính mình trong mỗi tình huống hiện tại.

6. Giải thích cho con và làm mẫu cho con với cư xử phù hợp

Nếu bạn muốn con nói năng cẩn thận, hãy chú ý ngôn ngữ của chính mình. Không có gì ngạc nhiên khi trẻ bắt chước hành vi của chính những người thân xung quanh.

“Cách mà trẻ con nói phản ánh cách cha mẹ chúng nói với nhau và nói với người khác. Nếu cha mẹ nổi nóng hay thiếu kiên nhẫn trong giọng điệu, trẻ con có thể sẽ bắt chước chính giọng điệu đóCha mẹ cũng nên tránh cãi nhau trước mặt con cái bởi trẻ luôn quan sát và học từ cha mẹ”, bác sĩ Chai chỉ ra thêm.

Cha mẹ

Mâu thuẫn gia đình chính là mô phỏng khiến trẻ học theo các hành vi ứng xử không tốt (Ảnh minh họa)

Vì vậy, nếu bạn có mâu thuẫn với chồng/vợ hay đơn giản là tâm trạng đang tồi tệ, hãy kiềm chế. Đáp lại với sự tử tế và kiên nhẫn không chỉ giúp ích mối quan hệ vợ chồng mà về lâu dài chính là “làm gương” cho con cái mình cách nói chuyện kiên nhẫn, biết chừng mực.

Xem thêm  Người mẹ chia sẻ về cuộc sống trong mơ của trẻ em ở Nhật Bản: Không có bài tập về nhà, không cảm thấy áp lực khi đi nhà trẻ

HOÀNG TRANG, THEO HELINO 

Link

 

 

 

Comments are closed.