Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Cuối cùng giới khoa học cũng tìm ra “khắc tinh” thật sự của loài gián

khoa học, khắc tinh, gián

Gián có thể sống sót sau thảm họa phóng xạ nhưng vẫn phải đầu hàng trước thứ này. Kiếm ngay thôi để diệt lũ gián đáng ghét!

Gián có lẽ là kẻ thù không đội trời chung với nhiều người trên thế giới này. Dẫu vậy ta cũng cần phải nể phục trước sức sống mãnh liệt của loài gián.

Bạn có tin không khi chúng sống nhăn nhở cả tháng mà không cần ăn, hay nín thở được trong vòng 40 phút dưới nước mà chẳng “xi nhê” gì.

khoa học, khắc tinh, gián

Người mất đầu sẽ đi gặp Thần Chết nhưng gián mất đầu vẫn sống nhăn răng tới 30 ngày cơ. Lý do là bởi gián không chỉ có một não bộ mà sở hữu các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể giúp phản ứng cực nhanh nhạy trước kẻ thù và vẫn “hít vào thở ra” duy trì sự sống bình thường.

Nhưng gián có thực sự sống sót sau thảm họa hạt nhân?

Truyền thuyết về sức sống mãnh liệt của loài gián trong bầu không khí đầy phóng xạ bắt nguồn từ vụ việc Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản năm 1945.

khoa học, khắc tinh, gián

Các báo cáo khoa học ghi nhận được gián – loài côn trùng đã xuất hiện cách đây hàng trăm triệu năm là những sinh vật duy nhất còn sót lại trong đống đổ nát của hai thành phố. Vậy điều gì đã tiếp sức mạnh cho loài gián?

Xem thêm  Cuối cùng khoa học cũng phải thừa nhận: Nhân quả báo ứng là hoàn toàn có thật

Để tìm ra lời giải cho bí ẩn này, nhóm khoa học của kênh truyền hình Discovery đã tiến hành thử nghiệm chiếu ba cấp độ phóng xạ của chùm tia Cobalt-60 vào một nhóm gián Đức.

khoa học, khắc tinh, gián

Cấp độ đầu tiên, họ sử dụng khoảng 1.000 đơn vị radon của cobalt-60. Đây là cấp độ có thể giết chết một người trong vòng 10 phút. Tuy nhiên một nửa số gián vẫn hoạt động bình thường. Sau đó tăng dần lên 10.000 đơn vị, số gián sống sót giảm xuống chỉ còn 10%.

Và cuối cùng nhóm khoa học tăng chùm tia cobalt-60 đến 100.000 đơn vị radon – cấp độ của các tia phóng xạ tại Hiroshima.

Kết thúc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu cho rằng gián có thể sống sót được trong điều kiện phóng xa độc hại, tuy nhiên khi mức độ phóng xạ đạt đến “đỉnh điểm” chúng vẫn phải bỏ mạng mà thôi.

khoa học, khắc tinh, gián

Lý do là bởi gián có cấu tạo cơ thể đơn giản và có chu kỳ phát triển tế bào chậm hơn con người. Các tế bào nhạy cảm với bức xạ của chúng chỉ phân chia một lần/tuần, mỗi lần kéo dài đến 48 tiếng đồng hồ. Do vậy, cơ hội để các tia bức xạ tấn công tiêu diệt các tế bào là rất thấp.

Gián “cứng đầu cứng cổ” là thế nhưng vẫn phải bỏ mạng khi gặp… bình xịt côn trùng

Gián có khả năng chống chọi với chất phóng xạ tốt hơn con người nhưng lại không thể tồn tại ngay cả khi chúng ta phun một lượng thuốc nhỏ.

Xem thêm  Loại lá ngừa được bệnh tiểu đường, chống ung thư, chữa cả sỏi thận có nhiều ở Việt Nam

Đối với gián, ngộ độc phóng xạ và ngộ độc hóa học là hai điều hoàn toàn khác nhau. Bởi trong thuốc xịt côn trùng có chứa các hợp chất độc hại axon và pyrethroid – hai hợp chất hữu cơ chủ yếu trong hầu hết các loại thuốc diệt trừ sâu và côn trùng.

khoa học, khắc tinh, gián

Trong đó, pyrethroids bao gồm các cấu trúc hoá chất độc hại như allethrin, tetramethrin, resmethrin, cyfluthrin, permethrin và esfenvalerate. Một liều rất nhỏ pyrethroids có thể giết chết gián bởi chúng làm tê liệt các chức năng của màng tế bào thần kinh trung ương dẫn đến việc gián mất kiểm soát và tử vong.

Vì vậy, gián dù có sống dai đến đâu, lực lượng có hùng hậu như thế nào cũng phải chào thua những bình xịt côn trùng.

Nguồn: Soha/Science ABC