Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Đau âm ỉ vùng thượng vị, không phải đau dạ dày mà có thể là căn bệnh ung thư cực hiếm gặp

Theo GS Mai Trọng Khoa – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư hiếm gặp.

Đau thượng vị

Đau bụng âm ỉ

Anh L. H.H, (37 tuổi, quê Việt Trì, Phú Thọ) đã vào viện được hơn 2 tháng. Cách đây không lâu, anh H thường xuyên bị đau bụng vùng thượng vị kèm cảm giác buồn nôn, không liên quan đến bữa ăn. Anh H không có ợ hơi, ợ chua, đại tiểu tiện bình thường.

Sau đó, đến tháng 7/2018, anh H đã đi khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, được siêu âm, chụp cộng hưởng từ ổ bụng phát hiện có khối u vùng đuôi tụy và các khối tổn thương trong gan. Anh H. được làm các xét nghiệm máu và có vi rút viêm gan B dương tính.

Anh H được khuyến cáo chỉ định vào viện để chẩn đoán xác định bệnh và điều trị, tuy nhiên anh H đã đã từ chối vào viện và về nhà tự điều trị bằng thuốc lá nam.

Đau thượng vị
Tế bào ung thư

Sau 3 tháng tự điều trị tại nhà, tình trạng bệnh không cải thiện, thể trạng gầy, đau âm ỉ hạ sườn phải, ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu hóa thức ăn, gầy sút 5 kg trong vòng 4 tháng gần đây.

Anh H đã đến khám và nhập viện tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng gầy yếu, gan to.

Anh H kể từ năm 2012 anh đã bị phát hiện viêm gan B nhưng anh không điều trị gì. Khi đến viện xét nghiệm bác sĩ thấy tải lượng vi rút viêm gan B tăng, men gan tăng nhưng chỉ điểm khối u (Tumor maker): AFP, PIVKA, CEA trong giới hạn bình thường.

Xem thêm  Miền Bắc trở lạnh, hãy bổ sung ngay những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày để ngăn ngừa cảm cúm

Khi chụp cộng hưởng từ ổ bụng bác sĩ phát hiện hình ảnh gan to, trong gan phải và trái có rất nhiều khối, nốt ranh giới rõ, kích thước khác nhau, khối lớn nhất kích thước ~30mm. Khối u ở vùng đuôi tụy kích thước 30x43mm. Anh H được chẩn đoán xác định: U tế bào cận hạch di căn gan đa ổ (Paraganglioma).

Theo GS Mai Trọng Khoa đây là một bệnh lý ung thư hiếm gặp, nếu bệnh nhân không được tiến hành sinh thiết lấy u để xét nghiệm thì sẽ không xác định được chính xác bệnh và không thể điều trị bằng phác đồ phù hợp.

Vì mỗi một loại bệnh ung thư khác nhau được chẩn đoán xác định dựa trên kết quả mô bệnh học và nhuộn hóa mô miễn dịch sẽ có những phác đồ điều trị hoàn toàn khác nhau.

Bệnh nguy hiểm như nào

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới – WHO năm 2004, U tế bào cận hạch (Paraganglioma – PGL) được định nghĩa là u tế bào ưa crôm (chromaffin cell tumors) phát sinh từ hạch giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh tự chủ.

Paraganglioma bao gồm cả những khối u xuất phát từ tủy thượng thận, vốn được coi như hai hạch giao cảm lớn, trong đó các neuron mất sợi trục và trở thành tế bào bài tiết. Những khối u từ tủy thượng thận thường được gọi là Pheochromocytoma (PHEO), hay Intra-adrenal Paraganglioma.

Đau thượng vị
Hình ảnh chụp CT của anh H.

Đặc điểm của u tế bào cận hạch từ hệ giao cảm và loại từ hệ đối giao cảm khác nhau về vị trí phân bố, về tần suất liên quan yếu tố di truyền và có những đặc trưng lâm sàng khác nhau:

Xem thêm  Chị em đi khám ung thư ngay nếu có những dấu hiệu này

Phần lớn U tế bào cận hạch của hệ đối giao cảm xuất hiện ở vùng cổ, nền sọ. Những khối u này thường không tiết catecholamine (U không hoạt động-nonfunctioning tumor) và ít biểu hiện lâm sàng.

U tế bào cận hạch của hệ giao cảm ngoài thượng thận có thể xuất hiện bất cứ đâu trên hệ hạch giao cảm, khoảng 75% từ bụng, 10% từ ngực, 10% từ chậu hông và 5% từ nền sọ. Giống như PHEO, những khối u này thường tiết catecholamine và gây triệu chứng rầm rộ trên lâm sàng, nổi bật là tăng huyết áp, mạch nhanh, đau đầu, ra nhiều mồ hôi.

U tế bào cận hạch không tiết catecholamine thường ít có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng chủ yếu là từ hiệu ứng khối u gây chèn ép, gây đau… do đó việc chẩn đoán sớm là tương đối khó khăn và thường chỉ được chẩn đoán xác định dựa trên hình ảnh mô bệnh học.

Tiến triển của bệnh: u tế bào cận hạch tiển triển thường di căn hạch xa hoặc di căn vào xương, gan, phổi.

GS Khoa cho biết những trường hợp ở giai đoạn sớm bệnh có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Hoặc phẫu thuật điều trị triệu chứng ở giai đoạn muộn để làm giảm nguy cơ từ khối u có tăng tiết cathecholamin có triệu chứng. Tuy nhiên đây là bệnh lý khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm vì không có triệu chứng lâm sàng.

Theo Ngọc Anh, Trí thức trẻ, Cafebiz

Link