Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Đét trò bầm tím hay “sờ mông, sờ đùi” là hành vi giáo dục thủ cựu

dâm ô học sinh

Học sinh nữ lo sợ khiến phụ huynh bức xúc trong vụ thầy giáo “sờ mông, sờ đùi” họ sinh; cô giáo vụt tím lưng học sinh vì làm bài sai… và những ý kiến hai chiều cảm thông và không đồng tình. Đồng ý là nên rộng đường dư luận, nhưng không có nghĩa cứ khư khư giữ lấy nếp cũ!

Xem thêm  Bắt mang theo khoai tây, thầy giáo đã giúp học sinh nhận ra đạo lý có thể thay đổi cuộc đời

Cần thẳng thắn rằng, nếu thầy giáo có muốn bày tỏ thương yêu học sinh hay thực sự yêu mến học sinh thì cũng chẳng ai muốn hoặc thích thầy “bày tỏ” bằng cách “sờ mông, sờ đùi”. Bởi loại hành vi ấy, nó mang đậm sắc thái mơn trớn, lạm dụng hoặc nặng hơn là quấy rối.

Có một số ý kiến cứ vin vào tư duy của học đường thời xưa cũ để lí giải hoặc cố muốn biện minh cho các hành vi không nên, thiếu chuẩn mực, thậm chí không đúng pháp luật.

Nhà trường của ba, bốn chục năm trước hoặc hàng thế kỉ trước có những truyền thống tốt đẹp vẫn phải bảo tồn và phát huy, như tôn sư trọng đạo, thầy như cha như mẹ tận tụy với trò, thầy cô nhẫn nại kiên trì sửa cho trò từng nét chữ…

Nhưng có những lề thói phải bỏ, như những cách phạt đánh học sinh, bắt học sinh thụt dầu hàng trăm cái đến mệt lả ngất xỉu, bắt học sinh đứng dưới nắng hay quì gối hàng giờ, dùng vật cứng đét mông hay tay học sinh đến sưng đỏ thậm chí rớm máu…

Cô giáo vì cậu học trò nhỏ làm bài sai, bực bội mất bình tĩnh dùng thước đét vai, lưng của học trò đến thâm tím, thì cũng không thể biện hộ rằng “vì muốn trò học tốt lên” được.

Thậm chí ngược lại, muốn trò tốt lên thì thầy cô càng phải có đức nhẫn nại, tránh xa sự trách phạt bạo lực, đưa ra các biện pháp dạy dễ hiểu và khuyến khích trò chăm lo học hành. Những biện pháp đó không hiệu quả thì vẫn còn gia đình để kèm cặp hay phụ đạo.

Những thầy cô giáo có tránh nhiệm cao, yêu nghề không có nghĩa là luôn song hành với biện pháp đòn roi với học sinh. Tư duy này, nếu có, chỉ cho thấy đó là cách nghĩ của một số người thủ cựu còn sót lại trong ngành giáo dục mà thôi.

Thậm chí, những “vùng tối” còn sót lại đó, đôi khi lại được một số bậc phụ huynh và người lớn hiểu lệch lạc là “thương cho roi cho vọt”.

Môi trường giáo dục là nơi dạy dỗ những hạt giống cho tương lai thì càng phải văn minh hàng đầu, để từ đó tư duy văn minh vun đắp vào cuộc sống từ những thế hệ học sinh nối tiếp nhau ra trường và bước trên đường đời.

Chính vì thế, môi trường giáo dục hơn bất cứ nơi nào hết càng phải tránh xa những cám dỗ, tiêu cực, lạm dụng, bạo lực.v.v… nếu không muốn gieo luôn những hạt giống xấu vào tương lai.

Cái sợ do đòn roi gây ra rất khác với cái sợ khi học sinh tự nhận thức được sự yếu kém, sa sút trong học tập của mình. Cái sợ vì đòn roi nhiều khi khiến tuổi thơ trở nên lì lợm và chai sạn, nhưng nếu các em cảm thấy mình yếu kém thì có thể biết lo lắng để từ đó vươn lên.

Theo Lao động

link