Ước tính vào năm 2018, thế giới có 18,1 triệu lượt mắc và 9,6 triệu lượt tử vong vì bệnh ung thư. Số người trên toàn cầu sống sót sau 5 năm kể từ khi phát hiện là 43,8 triệu.
Ở đàn ông trên toàn cầu nói chung: cứ 5 người thì có 1 người mắc; và cứ 8 người mắc thì có 1 người tử vong.
Ở phụ nữ trên toàn cầu nói chung: cứ 6 người thì có 1 người mắc; và cứ 11 người mắc thì có 1 người tử vong.
Con số tăng lên có nhiều lý do: dân số tăng, tuổi thọ tăng và các yếu tố kinh tế xã hội. Nhất là ở các nước có nền kinh tế phát triển nhanh, các bệnh ung thư liên quan đến lối sống công nghiệp hóa tăng nhiều so với các bệnh ung thư do nghèo và viêm nhiễm.
Nhờ vào các nỗ lực cho hoạt động ngăn ngừa có hiệu quả, một số bệnh có giảm về tỷ lệ như ung thư phổi (nam giới ở bắc Âu và bắc Mỹ), ung thư cổ tử cung (ở đa số các nước trừ vùng hạ vị Sahara ở châu Phi).
Gần một nửa các ca mắc thuộc châu Á, có thể vì dân số ở đây đã chiếm 60% dân số toàn cầu. Châu Âu chỉ chiếm 9% dân số toàn cầu nhưng tỷ lệ mắc ung thư chiếm 23,4 % tổng số, tỷ lệ tử vong chiếm 20,3%. Với châu Mỹ, các con số tương tự lần lượt là 13,3%, 21% và 14,4%.
Ở châu Á và châu Phi tỷ lệ tử vong (Á: 53%; Phi: 7.3%) và tỷ lệ mắc mới (Á: 48,4%; Phi: 5,8%) còn cao. Bởi vì, ngoài các yếu tố như phát hiện muộn, khả năng y tế, các khi vực này thường có nhiều loại bệnh ung thư có tiên liệu kém và khả năng tử vong cao.
Các loại ung thư phổ biến hiện nay
Với số liệu toàn cầu: 3 loại đầu bảng là ung thư phổi, ung thư vú ở phụ nữ, và ung thư trực tràng. Các loại ung thư này cũng chiếm 1/3 tỷ lệ mắc và tử vong.
Thứ tự phổ biến lần lượt:
phổi> vú ở phụ nữ> trực tràng> tuyến tiền liệt > dạ dày
Tỷ lệ tử vong cao lần lượt:
phổi > trực tràng > dạ dày > gan > vú ở phụ nữ
Xu hướng phổ biến của ung thư theo giới tính:
Tỷ lệ mắc ở nam giới:
phổi > tuyến tiền liệt > trực tràng
Tỷ lệ tử vong ở nam giới:
phổi > gan > dạ dày
Tỷ lệ mắc ở nữ giới :
vú > trực tràng > phổi > cổ tử cung
Tỷ lệ tử vong ở nữ giới:
vú > phổi > trực tràng > cổ tử cung
Khuynh hướng đáng lo ngại là tình hình tăng ung thư phổi ở nữ giới. Tỷ lệ mắc cao nhất được ghi nhận ở các vùng Bắc Mỹ, Bắc Âu và Tây Âu (đặc biệt là Đan Mạch và Hà Lan), Trung Quốc, Úc, New Zealand và trong đó Hungary xếp đầu bảng.
TS.DS Châu Tiểu Lan (Đại Học Bilkent, Thổ Nhĩ Kỳ) – TTT