Thứ năm, Tháng mười 17
Shadow

Hàng chục học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Nguy hiểm nhất là khi sán vào não

Bác sỹ Nguyễn Quang Thiều – Phó viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.


Bác sỹ Nguyễn Quang Thiều – Phó viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương cho biết, bệnh ấu trùng sán lợn nguy hiểm nhất là sán vào não và tim.

Xem thêm  Hàng trăm học sinh xét nghiệm sán lợn: "Cầm tờ giấy kết quả tôi rụng rời chân tay..."

Chiều 15/3, thông tin với PV, bác sỹ Nguyễn Quang Thiều – Phó viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, trong ngày hôm nay đơn vị đã tiếp nhận xét nghiệm cho 135 trẻ quê xã Mão Điền và Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Qua kiểm tra ban đầu xác định có 13 trẻ cho kết quả dương tính với sán lợn.

Theo bác sỹ Thiều, trung bình Viện một ngày tiếp nhận từ 80 – 100 người đến thăm khám. Tuy nhiên, ngày hôm nay đơn vị đã tiếp nhận khoảng 200 người đến xét nghiệm đến kiểm tra.

Để đáp ứng số người đến xét nghiệm tăng cao, đơn vị đã huy động thêm 6 bác sỹ và máy móc để nhanh chóng trả kết quả cho bệnh nhân.

Hàng trăm phụ huynh đưa con em đi xét nghiệm vào ngày 15/3.

Nói về nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh sán lợn, bác sỹ Thiều cho bay: Bệnh sán lợn mà người dân mắc có thể là ăn phải trứng sán có trong rau sống, thịt sống. Khi vào cơ thể chúng sẽ phát triển thành ấu trùng sán lợn gây nguy cơ hiểm cho cơ, não, mặt dưới da.

Các biểu hiện về sán trưởng thành có thể gây rối loạn tiêu hoá, người bệnh đi ngoài phân có đốt xám.

Để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não, ở cơ thì phải qua xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện bệnh.

Kết quả xét nghiệm cho một bệnh nhi ngày 15/3.

Theo bác sỹ, để phòng bệnh sán lợn thì nên tránh ăn sống đặc biệt là rau sống, thịt sống, hoặc thịt tái. Bởi có thể có ấu trùng đang sinh sống mà mình ăn vào gây ra bệnh sán trưởng thảnh.

Nếu mắc bệnh sán trưởng thành thì điều trị bằng thuốc đặc hiệu, còn nếu bị ấu trùng sán lợn thì thời gian điều trị dài ngày hơn, có bệnh nhân từ 4 – 5 đợt.

Trong quá trình điều trị phải theo dõi bằng các xét nghiệm. Ấu trùng sán lợn nguy hiểm nhất là vào não và vào tim. Nếu vào não có thể gây co giật và ảnh hưởng sức khoẻ và biến chứng sau này.

Mặc dù ấu trùng đã được điều trị khỏi vẫn để lại sẹo và gây ra biến chứng khiến bệnh nhân có thể lên cơn co giật. Đối với trẻ em bệnh có biểu hiện tương tự như người lớn.

Nếu bệnh vào não trẻ em thì ảnh hưởng vấn đề học tập và phát triển, đặc biệt là các cơn co giật xảy ra bất ngờ.

Bác sỹ Thiều cho hay, hiện nay Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương là xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm kháng thể thể hiện đã từng nhiễm bệnh ấu trùng sán lợn và cơ thể sinh ra kháng thể ấu trùng.

Để chuẩn đoán chính xác bệnh có hay không thì phải có thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, chụp hình ảnh.

Đối với việc phát hiện nhiều trường hợp các cháu nhỏ tuổi nhiễm ấu trùng sán lợn cao như ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, bác sỹ Thiều nhận định khu vực này có thể lưu hành bệnh sán lợn. Trong trường hợp như thế này, để củng cố thêm số liệu phải có điều tra về mức độ mắc bệnh.

Xem thêm  Họp báo vụ hàng trăm học sinh xét nghiệm sán lợn: 44/173 mẫu dương tính với sán lợn

Theo Trí thức trẻ/soha

Link