Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

Khám phá “tuyệt tình cốc” phiên bản cực ít người biết ở Huế

Đầm Lập An gần đây đã trở thành địa điểm check-in rầm rầm của giới trẻ khi đến với Huế.

Mới đây, cư dân mạng đã phát hiện ra “tuyệt tình cốc” mới của miền Trung Việt Nam, đó chính là đầm Lập An của mảnh đất Huế mộng mơ.Sự kiện: 

Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành

Nằm giữa Lăng Cô và dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, vẻ đẹp của khu đầm đã lọt vào mắt xanh của những tín đồ du lịch.
Nơi đây mang vẻ đẹp tựa như một bức tranh phong thủy hữu tình với một bên là những dãy núi hùng vĩ mây mù giăng mờ ảo, một bên là hồ nước trong vắt phản chiếu mây trời…
Đầm Lập An (hay còn gọi là đầm An Cư) nằm cạnh quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Khu đầm có diện tích 15km2, nằm ngay dưới chân đèo Phú Gia được dải núi Bạch Mã hùng vĩ bao quanh, phía trước là vịnh Lăng Cô xanh ngọc bích.
Điểm độc đáo ở đầm Lập An là khi thủy triều rút, giữa đầm sẽ xuất hiện một bãi cát bồi trắng xóa.
Nhiều người ví con đường cát bồi này ở đầm Lập An giống với khu Điệp Sơn của Khánh Hoà.
Không chỉ có con đường cát giữa đầm độc đáo, khung cảnh nơi đây cũng làm say đắm lòng người.
Được biết ở đầm Lập An mùa nào cũng đẹp.
Nhưng thời điểm thích hợp nhất để du lịch nơi đây là vào khoảng tháng 4 đến giữa tháng 7. Khoảng thời gian này là mùa hè, số giờ nắng nhiều và ít có mưa. Ánh nắng khi kết hợp với mặt nước trong xanh như mở ra một không gian kỳ ảo vô cùng.
Giống như những vùng núi non thuỷ mặc khác, đầm Lập An đẹp nhất khi bình minh và hoàng hôn. Vì vậy, nếu đến đầm Lập An, bạn hãy chịu khó canh đúng những khung giờ vàng này.
Khung cảnh này đã khiến siêu lòng biết bao nhiêu du khách khi tới đây.
Nếu có dịp đến Huế, đừng quên bỏ túi điển đến “Tuyệt Tình cốc ” đẹp đến nao lòng này nhé!
Bởi vì đến đây bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thất vọng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình của đầm Lập An.

>>Sông Nho Quế – điểm du lịch đẹp tựa tiên cảnh của hội phượt thủ

Theo 24h

Link

Xem thêm  Tài xế taxi đạp cửa bỏ chạy rồi gục chết phía trước sân Mỹ Đình, cổ có thương tích