Thứ Năm, Tháng Ba 14
Shadow

Nếu thường xuyên hỏi con câu này, bố mẹ nên biết hậu quả để hạn chế càng sớm càng tốt!

thường xuyên hỏi con

Ảnh minh họa.

Khi cha mẹ càng gắt gao bắt ép con trẻ làm bài tập, các em càng tỏ ra bài xích và tìm cách đối phó qua loa với nghĩa vụ làm bài về nhà của mình.

Trên thực tế, hầu hết học sinh sở hữu thành tích vượt trội đều là con em của những gia đình có tư tưởng tiến bộ và thậm chí không đặt nặng vấn đề học tập.

Vì thế, muốn con học hành tiến bộ, phụ huynh không nên quá coi trọng thành tích, càng không cần đặt nặng việc làm bài tập về nhà.

Thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào bài tập hay bảng điểm, có một câu mà mọi bậc cha mẹ trên thế gian này đều nên khắc cốt ghi tâm:

“Con trẻ không sợ mệt, không sợ khổ, chỉ sợ cha mẹ không thấu hiểu, không yêu thương mình”.

Vấn đề không nằm ở bài tập về nhà mà nằm ở tình yêu thương

thường xuyên hỏi con
Đừng để những câu hỏi liên quan tới bài tập về nhà khiến con trẻ nhà bạn thêm mệt mỏi và áp lực. (Ảnh minh họa).

Có không ít bậc phụ huynh vừa về đến nhà, câu cửa miệng đầu tiên thường dùng để hỏi thăm con cái đều là:“Đã làm xong bài tập về nhà chưa con?”.

Trên thực tế, những người bố, người mẹ yêu thương con một cách chân thành và tinh tế sẽ không dùng cách hỏi thăm này đối với con trẻ.

Thay vào đó, câu đầu tiên họ nói với con cái của mình sau một ngày làm việc mệt mỏi sẽ là:

“Mẹ về đây rồi! Mẹ nhớ con lắm! Hôm nay con đi học có mệt không? Đừng vội làm bài tập về nhà, qua đây ngồi chơi một lát rồi hãy làm nhé!”.

Kiểu quan tâm chân thành và không đặt nặng vào thành tích này sẽ khiến trẻ càng thêm yêu thương, thấu hiểu bố mẹ, đồng thời càng có thêm động lực cố gắng.

Nếu áp dụng cách hỏi thăm tinh ý này, con trẻ sẽ không còn coi bài tập về nhà là một nghĩa vụ đầy miễn cưỡng. Thậm chí, khi đã hiểu được tình yêu thương và sự kỳ vọng của bố mẹ, các em còn có thể chủ động làm bài tập về nhà một cách tự giác và trách nhiệm.

Trước khi hỏi đến bài tập, hãy đặt mình vào vị trí của con trẻ để thấu hiểu

thường xuyên hỏi con
Thay vì quan tâm tới bài tập đầu tiên, hãy học cách để ý tới sức khỏe và tâm trạng của con trẻ. (Ảnh minh họa).

Hãy thử nghĩ, khi trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn chỉ muốn được nghỉ ngơi thay vì phải lao vào bếp lo cơm nước. Đúng lúc ấy, chồng bạn không những không quan tâm mà còn “vặn vẹo” bằng câu hỏi như:

“Em đã làm cơm xong chưa? Sao đến bây giờ vẫn chưa nấu nướng gì?”

Chắc chắn sau khi nghe xong câu hỏi ấy, rất nhiều người sẽ không khỏi chạnh lòng.

Xem thêm  Ông Nguyễn Lân Trung nói gì về việc sang Malaysia cổ vũ và quấn Quốc kỳ ngang hông?

Tương tự như vậy, bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của con trẻ để suy nghĩ, nếu mỗi ngày đi học về các bé đều phải nghe những câu hỏi liên quan tới bài tập về nhà, kèm theo đó là vô số lời trách móc như “sao vẫn chưa làm?”, “làm gì nãy giờ mà chưa xong?”… thì hậu quả là các em sẽ chán ghét việc học tập, thậm chí oán trách chính bố mẹ của mình.

Hãy quan tâm đến con trẻ nhiều hơn thay vì quan tâm bài tập về nhà

thường xuyên hỏi con
Thái độ gắt gao và nghiêm khắc thái quá của cha mẹ sẽ vô tình biến bài tập về nhà trở thành nỗi ám ảnh với các bé. (Ảnh minh họa).

Nếu mỗi ngày bạn trở về nhà, người thân luôn ân cần hỏi thăm xem bạn muốn ăn gì, có muốn nghỉ ngơi không, chắc chắn mọi mỏi mệt của một ngày làm việc căng thẳng đều sẽ tan biến.

Vì thế, mong rằng các phụ huynh có thể quan tâm tới sức khỏe, tinh thần của con em mình nhiều hơn, thay vì cứ chăm chăm nhìn vào bài tập về nhà để quản thúc các bé.

Tâm lý của con trẻ cũng giống như người lớn, điều các em cần là sự quan tâm chân thành chứ không phải những yêu cầu áp đặt.

Khi trẻ làm bài tập, cha mẹ nên làm gì?

thường xuyên hỏi con
Nếu muốn kèm cặp con làm bài tập hiệu quả, các bậc cha mẹ nên học cách giữ im lặng và lên tiếng đúng lúc, đúng chỗ. (Ảnh minh họa).

Chắc chắn không ít các bậc phụ huynh đều duy trì thói quen một bên làm việc riêng, một bên trông chừng con làm bài tập, miệng không ngừng thúc giục những câu như: “Viết nhanh lên”, “đừng lề mề”, “không được xem ti vi”, “chăm chú học vào”…

Tuy nhiên, cách kèm cặp con làm bài tập theo kiểu này hoàn toàn phản tác dụng. Lúc con trẻ làm bài tập, phụ huynh nên ngồi yên lặng đọc sách và không làm phiền trẻ. Chỉ khi con có điều gì không hiểu hoặc cần sự chỉ dẫn, bạn mới nên tham gia vào.

Điều này không chỉ tạo cho con trẻ không gian yên tĩnh để tập trung làm bài, đồng thời còn khiến cha mẹ trở thành tấm gương cho các em noi theo.

Khi trẻ thiếu tập trung, phụ huynh nên cư xử ra sao?

thường xuyên hỏi con
Nếu trẻ tỏ ra thiếu tập trung trong quá trình tự làm bài tập, phụ huynh nên có cách ứng xử thông minh để các em tự ý thích được trách nhiệm của mình. (Ảnh minh họa).

Khi nhìn thấy con cái không tập trung làm bài, các bậc cha mẹ thường trách mắng, ép buộc trẻ.

Trong những lúc như vậy, bạn nên hành xử một cách nghiêm túc và bình tĩnh hơn. Thay vì mắng mỏ hay quát tháo ầm ĩ, các bậc cha mẹ nên dùng những câu nói nhã nhặn để con trẻ ý thức được trách nhiệm của mình cũng như hậu quả của việc không làm bài tập.

Xem thêm  Trải nghiệm khó quên trên biển Quy Nhơn của phóng viên nước ngoài

Ví dụ như: “Làm bài tập về nhà là nghĩa vụ của con. Con phải có trách nhiệm với việc học tập của mình.

Bây giờ đã đến giờ đi ngủ, con không làm bài tập nữa. Mai lên lớp, con hãy tự giải thích với cô giáo về lý do vì sao không hoàn thành bài tập hôm nay”.

Cách ứng phó khi trẻ làm bài tập về nhà một cách cẩu thả

thường xuyên hỏi con
Đòn roi hay đánh mắng chỉ làm phản tác dụng trong quá trình kèm cặp con trẻ làm bài tập. (Ảnh minh họa).

Gặp phải trường hợp này, nhiều ông bố, bà mẹ sẽ nổi cáu, thậm chí lớn tiếng trách móc con trẻ bằng những câu nói đấy tổn thương.

Nghiêm trọng hơn, có người còn xé vở, đánh mắng con mình. Hành động này sẽ càng khiến sự việc diễn ra theo chiều hướng xấu đi.

Trong mọi trường hợp, việc đánh mắng con chưa bao giờ được coi là giải pháp tốt. Khi thấy trẻ làm bài tập về nhà một cách thiếu cẩn thận, bạn nên giải thích với con về hậu quả của việc này:

Ví dụ, nếu thấy trẻ viết ẩu, phụ huynh có thể nói:

“Bởi vì con viết chữ chưa cẩn thận, cô giáo không nhìn rõ thì sẽ không thể sửa bài cho con. Con phải học cách viết nắn nót. Đây là quy định, con không được phá vỡ”.

Làm gì khi thấy bảng điểm kém của con trẻ?

thường xuyên hỏi con
Cha mẹ nên an ủi con em của mình khi các bé có thành tích học tập chưa cao. Bởi hơn ai hết, chính các em mới là người buồn và thất vọng hơn cả kết quả chưa như ý của mình. (Ảnh minh họa)

Thành tích học tập của con em được nhiều người coi là mặt mũi của bố mẹ. Vì thế, những bảng điểm yếu kém đã từng trở thành nguyên nhân phá vỡ hòa khí của không ít các gia đình.

Nhưng cha mẹ cũng nên hiểu rằng, khi nhìn thấy bảng điểm yếu kém của chính mình, chính con em chúng ta cũng không hề vui vẻ.

Thậm chí rất có thể các em đã bị thầy cô giáo quở trách, bị bạn bè chê cười ngay trên lớp vì sự thua kém của mình. Chính vì vậy, thay vì trách móc, chì chiết, phụ huynh nên tìm cách an ủi và động viên các em.

Những lúc như vậy, các em sẽ cảm thấy gia đình là điểm tựa tốt nhất, sẽ thêm yêu quý cha mẹ và mái ấm của mình.

Sự tinh tế trong cách hành xử của các bậc phụ huynh cũng sẽ trở thành động lực thiết thực để con trẻ cố gắng hơn nữa trong học tập.

Kinh nghiệm cho những phụ huynh có con em bị giáo viên phê bình trong các buổi họp

thường xuyên hỏi con
Thay vì mắng mỏ, hãy cùng con em của bạn tìm ra cách giải quyết những vấn đề mà giáo viên chủ nhiệm phê bình trong buổi họp phụ huynh. (Ảnh minh họa).

Không phải ngẫu nhiên mà những buổi họp phụ huynh lại trở thành nỗi ám ảnh của con em nhiều gia đình.

Khi đi họp, tâm lý chung của mọi bậc cha mẹ là hy vọng nghe thấy giáo viên khen con mình chứ không phải là những lời phê bình, chê bai trước nơi đông người.

Đó cũng là lý do mà nhiều trẻ đã bị bố mẹ đánh mắng khi bị giáo viên phê bình trong buổi họp phụ huynh. Bởi họ cho rằng, điều này khiến sẽ làm mất thể diện của gia đình.

Nhưng cách hành xử như vậy chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, đồng thời khiến con em chúng ta thêm chán ghét trường lớp, bài xích giáo viên.

Thay vì làm như vậy, các bậc phụ huynh nên kiểm định lại độ chính xác của những lời phê bình trên, đồng thời cùng con tìm ra nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm, yếu kém, từ đó giúp con khắc phục và giải quyết.

Sự an ủi, cổ vũ và động viên từ phía cha mẹ sẽ trở thành động lực tuyệt vời giúp các em không ngừng nỗ lực để cải thiện chính bản thân mình.

Theo Trí Thức Trẻ/ soha

Link