Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

Nhờ công lao của người phụ nữ quan trọng này, Lưu Bị đã thành công chia 3 thiên hạ với Tào Tháo và Tôn Quyền từ hai bàn tay trắng

Nhờ có sự xuất hiện của người phụ nữ này, Lưu Bị đã thu phục được các thế lực quyền quý của một vùng lãnh thổ rộng lớn, xây dựng bàn đạp xưng Đế Thục Hán sau này.

Nhắc đến thế cục “tam phân thiên hạ”, người ta không thể quên sự thành công của 3 vị đế vương cát cứ một phương: Lưu Bị – hoàng đế khai quốc Thục Hán, Tào Tháo xưng bá Tào Ngụy và Tôn Quyền sáng lập Đông Ngô.

Trong đó, Tôn Quyền được kế thừa phần nhiều từ cha và anh trai, Tào Tháo có sự giúp đỡ từ gia thế quyền quý giàu sang, chỉ có Lưu Bị xuất thân nghèo khó, một mình đi lên từ hai bàn tay trắng.

Từ xuất phát điểm thấp nhất so với những chư hầu khác thời bấy giờ, Lưu Bị có thể vươn lên xưng hùng xưng bá, thành công này không thể không kể đến 4 vị công thần đã có đóng góp to lớn.

01. Khổng Minh Gia Cát Lượng

Mặc dù Lưu Bị tự nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán nhưng vì thời đại cách xa khó có thể kiểm chứng, vẫn còn rất nhiều người nghi ngờ điều này. Tuy vậy, gia cảnh của Lưu Bị lại vô cùng khốn khó.

Cha bị bệnh mất sớm, hai mẹ con buộc phải đan chiếu, buộc giày để sống qua ngày.

Sự nghiệp của Lưu Bị khởi đầu bằng việc tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng và làm quan cho triều đình, nhưng đường hoạn lộ của ông ban đầu không được suôn sẻ.

Khi chiến tranh nổ ra, Lưu Bị cùng hai người huynh đệ kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi bắt đầu tự gây dựng lực lượng nhưng nhiều lần thất bại, phải đi phiêu bạt khắp nơi, lần lượt nương thân dưới trướng những chư hầu lớn khác.

Chính thời điểm Lưu Bị buộc phải đến Kinh Châu, giấu tài đi theo Lưu Biểu, ông tình cờ gặp được vị mưu sĩ quan trọng nhất cuộc đời, đưa sự nghiệp tranh hùng rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.

Đó chính là Gia Cát Lượng. Khổng Minh đã mở ra một phương hướng mới để phân định thiên hạ cho Lưu Bị bằng đối sách Long Trung.

Xem thêm  Lý do khiến người không am hiểu quân sự như Lưu Bị có thể tạo dựng nên nhà Thục

Theo đường lối này, Lưu Bị liên kết với quân phiệt Tôn Quyền ở Giang Đông cùng chống Tào Tháo ở phía bắc, đại thắng trận Xích Bích, chiếm được một phần Kinh châu và gần trọn Ích châu làm đất dựng nghiệp, không còn phải đi phiêu bạt như trước nữa.

02. Phượng Sồ – Bàng Thống

Cũng trong thời gian ở Kinh châu, với sự hỗ trợ của Gia Cát Lượng, ông thu nhận thêm sự phục vụ của nhiều nhân tài khác, trong đó nổi bật nhất là Bàng Thống từ Đông Ngô sang.

Nếu Khổng Minh được ví như Ngọa Long thì Bàng Thống chính là Phượng Sồ, người duy nhất được ẩn sĩ nổi danh Tư Mã Huy đánh giá ngang tầm với Gia Cát Lượng.

Bấy giờ, Lưu Bị đã chiếm được Kinh Châu nhưng xét thấy nơi này có bốn phương trống trải, kẹp giữa phạm vi các thế lực chư hầu tranh đấu, dễ công khó thủ nên Bàng Thống khuyên ông xuyên Tây, tiến về đoạt lấy Ích Châu.

Lưu Bị ban đầu còn do dự vì nhân nghĩa nhưng được Pháp Chính và Bàng Thống cùng nhau khuyên nhủ, thúc giục, lại có đối sách của Gia Cát Lượng đằng sau, ông mới thêm phần tin tưởng tiến quân, đạt được nền tảng vững chắc để xây dựng sự thống trị vĩ đại sau này.

03. “Tà thần” Pháp Chính

Lưu Bị thành công chiếm được Ích Châu, công đầu phải thuộc về vị “tà thần” nổi tiếng Pháp Chính. Lúc đó, Lưu Chương là thứ sử ở Ích Châu phái Pháp Chính là một trong hai mưu sĩ của mình tới tìm Lưu Bị.

Vốn bất mãn với Lưu Chương nhu nhược bất tài, nay đến Kinh Châu, Pháp Chính được Lưu Bị tiếp đãi hết sức ân cần.

Hai người cùng đàm luận về đại thế trong thiên hạ, ý kiến vô cùng hòa hợp nên bí mật bàn bạc cùng mưu sĩ Trương Tùng, tìm cách đón Lưu Bị về làm chủ Ích Châu.

Một mặt Pháp Chính giả khuyên Lưu Chương đón Lưu Bị tới để phòng bị Tào Tháo, một mặt Pháp Chính nói với Lưu Bị rằng “Ích Châu là nơi rất giàu có.

Xem thêm  Anh sĩ quan cứu hỏa Australia một năm sang 8 lần tỏ tình với cô gái Việt

Được người sáng suốt như tướng quân, lại có Trương Tùng làm nội ứng thì việc chiếm ích Châu không có gì dễ dàng hơn”.

Nhờ có Pháp Chính đứng giữa, Lưu Bị chiếm được Ích Châu trong khi binh đoàn bớt được bao nhiêu xương máu.

Sau này, trong chiến dịch công chiếm Hán Trung, Pháp Chính đóng vai trò là quân sư của Lưu Bị đã đưa ra những sách lược tài tình, đánh bại hoàn toàn quân Tào và dâng Hán Trung vào tay Lưu Bị.

04. Chiêu Liệt Ngô Hoàng hậu

Khác với 3 vị quân sư tướng tài trên, vị công thần thứ tư và cũng là người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc đời Lưu Bị lại chính là một phụ nữ.

Bà là Chiêu Liệt Ngô Hoàng hậu, là người vợ thứ ba nhưng lại là Hoàng hậu duy nhất của Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị và là Hoàng hậu đầu tiên của nhà Thục Hán.

Bà là người vợ cuối cùng và là người duy nhất được Hán Chiêu Liệt Đế lập làm Hoàng hậu. Ngoài ra, bà cũng là Hoàng thái hậu duy nhất của triều đại này.

Do chiếm được Ích Châu, Hán Trung rộng lớn bằng vũ lực, Lưu Bị rất khó thu phục lòng người và dân tâm. Lúc này, Pháp Chính khuyên ông cưới góa phụ Ngô thị, là em gái của tướng lĩnh Thục Hán Ngô Ý làm vợ.

Hành động này tưởng như nhỏ bé nhưng lại có ảnh hưởng rất sâu xa với thành công của Lưu Bị vì đã liên kết lợi ích, kết hợp được nội lực của hai bộ máy quyền lực ở Kinh Châu và Đông Châu với nhau, trấn an quyền quý bản địa ở Ích Châu.

Từ đây về sau, Lưu Bị chính thức bình định Ích Châu, kiểm soát tất cả thế lực nơi này, lập nên nền tảng vững chắc để xưng Đế.

Nhờ có sự đóng góp to lớn, sau khi qua đời, Ngô thị được hợp táng cùng Lưu Bị vào Huệ lăng, thụy hiệu là Mục hoàng hậu.

Theo Trí thức trẻ/soha

Link