Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Nữ tài xế BMW gây tai nạn ở Sài Gòn bị bắt

Bà Nga lái xe BMW khi say rượu, gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng nên bị xử lý hình sự.

Người đàn bà lái BMW tông gần chục xe máy ở Sài Gòn

nữ tài xế BMW

Bà Nga lúc gây tai nạn. Ảnh: CTV.

Ngày 24/10, Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Nga để điều tra hành vi Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 2 Điều 260 BLHS 2015 với khung hình phạt 3-10 năm tù.

Bà chủ nhà hàng 46 tuổi là người lái BMW gây tai nạn ở ngã tư Hàng Xanh khuya ba hôm trước, khiến một người tử vong, nhiều người bị thương.

nữ tài xế BMW

Chiếc xe BMW gây tai nạn. Ảnh: Sơn Hoà.

Theo điều tra, tối 21/10 bà Nga uống rượu bia tại nhà hàng của mình trên đường Pasteur (quận 3). Khoảng 23h bà lái BMW về nhà ở quận 12 – cách đó hơn 10 km.

Chạy trên đường Điện Biên Phủ (hướng từ trung tâm Sài Gòn về quận Bình Thạnh) với tốc độ khá nhanh, đến gần ngã tư Hàng Xanh, ôtô của bà Nga đâm vào 5 xe máy đang dừng đèn đỏ phía trước.

Ôtô kéo lê người phụ nữ 38 tuổi một đoạn khá xa, húc vào chiếc taxi mới dừng lại. Nạn nhân tử vong tại chỗ. Tai nạn còn khiến 5 người khác bị thương, trong đó có hai thanh niên đang nguy kịch do chấn thương sọ não, cột sống cổ…

Xem thêm  NÓNG: Seungri thừa nhận mua dâm phi pháp, tiết lộ lý do nhiều lần một mực chối tội

Kết quả đo nồng độ cồn của bà Nga lúc gây tai nạn rất cao, lên đến 0,94 mg/l lít khí thở. Làm việc với cảnh sát, bà Nga thừa nhận đã uống nhiều bia rượu “nhưng còn rất tỉnh táo”. Hàng ngày bà có tài xế riêng, song hôm đó ông này nghỉ nên phải tự lái xe về.

Chủ nhà hàng khai, khi thấy tín hiệu đèn đỏ ở ngã tư Hàng Xanh, bà đạp thắng. Tuy nhiên, khi di chuyển chân từ cần ga sang cần phanh, quai hậu giày cao gót của bà bị vướng lại. Trong lúc quýnh quáng, bà Nga rút chân lên rồi lại đạp xuống, trúng nhầm vào cần ga khiến ôtô lao về trước húc hàng loạt xe.

Nghị định 46/2016 nghiêm cấm uống rượu khi điều khiển ôtô. Chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn mà lái ôtô, tài xế sẽ bị phạt 2-18 triệu đồng.

Nghiên cứu cho thấy, rượu làm chậm phản ứng của não trước các tình huống cần đưa ra quyết định và phản ứng tức thời. Phản xạ bị chậm nên người uống rượu điều khiển xe rất dễ gây ra tai nạn.

Với nồng độ cồn 0,94 mg/l lít khí thở, tài xế bị suy giảm cảm giác nghiêm trọng; bao gồm giảm nhận thức về các kích thích bên ngoài, suy giảm vận động…

Khoản 2 Điều 260 BLHS 2015 quy định: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 đến 10 năm:

Xem thêm  Quá khứ bất ngờ đằng sau thân thế "tiểu thư con nhà giàu” của Á hậu Tú Anh

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định.

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.

đ) Làm chết 2 người.

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Quốc Thắng – Theo VNE

Link gốc