Thứ năm, Tháng mười 17
Shadow

Sai lầm phổ biến trong tư thế đi vệ sinh có thể gây bệnh

Tư thế đi vệ sinh

75% dân số thế giới sai tư thế ngồi vệ sinh. Sai lầm này gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như táo bón, trĩ và các bệnh đường ruột nghiêm trọng.

Tư thế đi vệ sinh

Nhiều số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 75% dân số thế giới “đi nặng” theo cách ngồi bệt. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này sẽ khiến chúng ta phải dùng lực nhiều hơn để rặn, tạo ra áp lực lớn lên ruột. Với tư thế này, trực tràng không mở ra hoàn toàn, mà giống như một ống bị thắt nút. 

Do đó, hậu môn chịu áp lực khiến phân trong ruột không được xả sạch hoàn toàn.Việc ngồi bệt khi đi cầu có thể gây ra nhiều bệnh như viêm ruột kết, trĩ hay táo bón, thậm chí là cả ung thư trực tràng.

Tư thế đi vệ sinh

Theo một số thống kê được công bố trên tờ The Guardian, trên thế giới chỉ có khoảng 1,2 tỷ người đi vệ sinh bằng cách ngồi xổm. 

Thói quen này đã giúp họ tránh được bệnh viêm ruột thừa hoặc trĩ. Bởi vì ngồi xổm là tư thế tự nhiên, ép sát đầu gối với thân trên hơn. Tư thế này tạo không gian giữa các cơ quan đường ruột và hệ thống cơ, tối ưu hóa các lực lượng tham gia trong việc đại tiểu tiện.

Tư thế đi vệ sinh

Ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.

Xem thêm  "Đại phản diện" của Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Từng đóng vai Hư Trúc, đời tư bê bối

Tư thế đi vệ sinh

Những người mắc bệnh về tim mạch không được vận động quá sức khi đi đại tiện.  Trước khi vào nhà vệ sinh, bạn nên mang theo loại thuốc cấp cứu như nitroglycerin để uống phòng khi bất trắc. 

Theo Prevention, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu thời gian ngồi bồn cầu quá lâu, sau khi đại tiện, đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.

Tư thế đi vệ sinh

Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo hoặc nghịch điện thoại là điều cấm kỵ nhất. Bởi nhà vệ sinh là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn Ecoli ẩn náu. Khi bạn dùng điện thoại hoặc sách báo, vi khuẩn này dễ dàng bám vào cơ thể mình và đi khắp nơi. 

Ngoài ra,  tư tưởng, ý thức đều tập trung hết vào sách báo hoặc điện thoại, từ đó gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện. Việc ngồi lâu trên bồn cầu cũng sẽ gây ứ máu trong khoang chậu, sưng tĩnh mạch hậu môn, chảy máu hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Tư thế đi vệ sinh

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết trung bình bàng quang chứa tối đa 420ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước). Nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm giãn bàng quang. Do đó, để bảo vệ thận và đường tiết niệu, bạn nên đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu và không nhịn tiểu.

Xem thêm  40 tuổi trở lên, khi đại tiện hay gặp tình trạng này thì cẩn thận với ung thư trực tràng

Tư thế đi vệ sinh

Bạn nên vệ sinh sau khi đại tiện bằng cách dùng giấy ướt hoặc nước. Thực tế việc dùng giấy khô chỉ kéo chất bẩn từ chỗ này sang chỗ khác, mà không loại bỏ hoàn toàn.

theo VOV

Link