Chủ Nhật, Tháng mười hai 1
Shadow

Tam Quốc: Những thế lực cát cứ hùng mạnh nhất, Tào Tháo cũng chỉ đứng áp chót

Trước khi hình thành “thế chân vạc” gồm 3 nhà Ngụy-Thục-Ngô, lịch sử Tam Quốc chứng kiến sự cạnh tranh của rất nhiều thế lực cát cứ hùng mạnh.

Vào những năm cuối Đông Hán, thiên hạ rơi vào cục diện loạn lạc phân tranh.

Đặc biệt là sau khi trải qua hai cuộc nổi loạn Hoàng Cân (hay còn gọi là loạn Khăn Vàng) và Đổng Trác, rất nhiều thế lực khắp nơi bắt đầu chia cắt lãnh thổ để chiếm giữ và lập ra những chính quyền riêng biệt.

Top 5: Công Tôn Toản

Công Tôn Toản tự Bá Khuê, người huyện Lệnh Chi, quận Liêu Tây. Ông là một người có sắc vóc cao lớn, anh dũng và thiện chiến.

Ông góp công rất lớn trong việc đánh đuổi người Hồ, dẹp Trương Thuần, bình loạn Hoàng Cân.

Tuy Công Tôn Toản chiến lực rất mạnh, trong tay còn có rất nhiều chiến tướng như Triệu Vân, nhưng binh mã lại không nhiều, sau thất bại trong cuộc quyết chiến với Viện Thiệu mà tự vẫn.

Top 4: Tào Tháo

Trong số các quần hùng cát cứ thời cuối Đông Hán, tuy binh lực không thể so bì với Viên Thuật hay Viên Thiệu, nhưng Tào Tháo lại là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba, có tầm nhìn và cách dụng binh “quái kiệt”.

Xem thêm  Nghỉ đi, đừng sợ!: "Làm việc" là một dạng tình yêu, một mối quan hệ cần tôn trọng

Hùng chủ họ Tào là người nghĩ ra chiến lược “dùng Thiên Tử lệnh chư hầu”, rồi lợi dụng danh nghĩa Thiên Tử để chinh phạt tứ phương.

Sau khi thống nhất phương Bắc, Tào Tháo thực hiện hàng loạt chính sách phục hồi kinh tế và phát triển an sinh, là người thiết lập những nền móng cơ bản cho vương triều Tào Ngụy.

Top 3: Viên Thuật

Cùng với Viên Thiệu, Viên Thuật có gia thế và danh vọng rất cao, sử sách thường gọi nhà họ Viên là “Tứ đời tam công”.

Viên Thuật ban đầu tham gia vào liên minh phạt Đổng, nhưng sau nảy sinh mâu thuẫn với Viên Thiệu mà tách ra cai quản vùng Nhữ Nam.

Với sự phò trợ của Tôn Sách cùng Hoàng Cái và Hàn Đường, Viên Thuật trở thành bá chủ khu vực Đông Nam.

Dù có danh vọng cao và binh lực hùng hậu, nhưng Viên Thuật bị đánh giá là người thiếu cơ trí, hám hư danh xưng Đế nên bị các chư hầu cô lập, rồi nhanh chóng thất bại trong cuộc chiến giữa các quần hùng.

Top 2: Viên Thiệu

Viên Thiệu tự Bản Sơ, một trong những chư hầu có danh vọng cao và binh lực hùng mạnh nhất, được đề cử là minh chủ của liên minh phạt Đổng.

Sau khi liên minh phạt Đổng tan ra, Viên Thiệu lợi dụng Công Tôn Toản chiếm Ký Châu, sau diệt chính Công Tôn Toản để lấy U Châu, cộng với Tịnh Châu và Thành Châu tạo thành Hà Sóc Tứ Châu.

Xem thêm  Tam quốc diễn nghĩa: Tào Tháo là kẻ thù hay quý nhân của Lưu Bị?

Viên Thiệu vào thời điểm này là đối trọng số 1 của Tào Tháo tại phương Bắc, nhưng Tào Tháo yếu thế hơn hẳn khi chỉ làm chủ Duyện Châu.

Thế lực hùng mạnh, nhưng Viên Thiệu lại là người có tính tình nhu nhược, thiếu quyết đoán, không giỏi mưu lược, lại hay nghi kỵ kế sách của các mưu sĩ như Hứa Du, cuối cùng phải nhận thất bại trước một người trọng nhân tài và đa mưu như Tào Tháo.

Top 1: Đổng Trác

Đổng Trác tham gia vào cuộc chiến chống loạn Hoàng Cân ngay từ những thời kỳ đầu, vì lập được nhiều chiến công nổi bật mà có được uy danh rất lớn.

Thêm việc dưới chướng có rất nhiều hãn tướng như Lữ Bố, Hoa Hùng cùng với quân đội Tây Lương thiện chiến, Đổng Trác dễ dàng chiếm lấy chính quyền nhà Hán.

Việc 18 lộ chư hầu phải “liên minh phạt Đổng” đủ để chứng minh Đổng Trác là thế lực mạnh nhất vào giai đoạn cuối Đông Hán.

Theo Đời sống và pháp luật