Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Thái giám 90 tuổi vẫn còn ‘hưng phấn’ và bí mật phòng the của các hoạn quan Trung Hoa

Trường hợp hy hữu của thái giám này chính là minh chứng cho thấy số ít các hoạn quan Trung Hoa vẫn còn ham muốn đối với chuyện chăn gối và thậm chí là có khả năng “hồi xuân”.

Xem thêm  10 võ tướng mạnh nhất Trung Hoa: Quan Vũ "đội sổ", Lữ Bố, Nhạc Phi vẫn thua nhân vật này

Khi chế độ phong kiến còn đứng vững trên mảnh đất Trung Hoa, tầng lớp thái giám, hoạn quan từ lâu đã được xem như những “sản phẩm” đặc trưng của xã hội cũ.

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nam nhân thời bấy giờ đã buộc phải từ bỏ tôn nghiêm của đàn ông và trách nhiệm nối dõi tông đường để bước đi trên con đường chông gai và nhiều thị phi ấy.

Những người mang thân phận thái giám, hoạn quan luôn phải sống trong sự chèn ép của giai cấp thống trị, sự khinh rẻ, e ngại của người đời, cùng với đó là sự tự ti, tủi hổ vì không thể làm tròn đạo hiếu của bậc nam tử.

Xuất phát từ những lý do kể trên, sẽ không hề quá lời nếu so sánh tầng lớp ấy như một “sản phẩm lỗi” đi ngược lại với luân lý, cương thường lúc bấy giờ

Giờ đây mỗi khi nhắc tới hoạn quan thời cổ đại, nhiều người vẫn thường tin rằng họ đã trải qua quá trình “tịnh thân” (thiến) và bị khiếm khuyết hoàn toàn trên phương diện sinh lý, tính dục.

Thế nhưng sự thực là lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận không ít trường hợp ngoại lệ về những thái giám vẫn còn ham muốn hoặc vẫn có thể sinh hoạt giường chiếu. Giai thoại liên quan tới những nhân vật đặc biệt dưới đây chính là minh chứng cho điều này.

Từ câu chuyện của thái giám có năng lực hồi xuân…

Đi sâu vào quá trình “tịnh thân” của các thái giám, hậu thế mới không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện khả năng “hồi xuân” là có thể xảy ra. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Vào thời xa xưa, những người đàn ông muốn tiến cung làm hoạn quan đều phải trải qua quá trình “tịnh thân” đầy đau đớn. Quá trình này còn được gọi tắt với nhiều tên gọi khác như “thiến” hoặc “hoạn”.

Thế nhưng với những điều kiện vật chất thô sơ cùng kiến thức y học còn hạn chế như thời bấy giờ, việc người  tịnh thân có thể sống sót để trở thành hoạn quan hay không vẫn phụ thuộc nhiều vào số mạng của họ.

Và sự thật là đã có rất nhiều trường hợp người chết vì đau đớn, mất máu hoặc nhiễm trùng ngay cả khi còn chưa được khoác trên mình tấm áo của thái giám.

Theo một số tài liệu lịch sử Trung Hoa, có hai cách phổ biến để biến đàn ông trở thành thái giám.

Cách thứ nhất là “tịnh thân” một cách triệt để, nghĩa là cắt bỏ toàn bộ dương vật của họ. Cách còn lại nghe có phần nhân văn hơn, chỉ cắt bỏ hoặc bóp nát phần tinh hoàn để những người này không còn ham muốn và khả năng tình dục.

Trở thành hoạn quan đồng nghĩa với việc phải trải qua quá trình “tịnh thân” đầy đau đớn và cả và gánh chịu ánh mắt dè bỉu từ người đời. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Vào thời nhà Minh, phương pháp “tịnh thân” một phần tương đối thịnh hành. Thế nhưng trên phương diện cấu tạo sinh lý, cách làm này không thể loại bỏ hoàn toàn việc sản sinh hormone nam giới trong các thái giám.

Đối với một số trường hợp hy hữu, chức năng của dương vật vẫn có thể khôi phục trở lại phần nào. Điều này đồng nghĩa với việc họ vẫn còn ham muốn về mặt tình dục, thậm chí số ít còn sở hữu khả năng “hồi xuân”.

Theo ghi chép của cuốn “Tảo lâm tạp trở”, Minh triều từng có giai thoại liên quan tới thái giám có khả năng khiến “ngọc hành sống lại” (ngọc hành là cách gọi khác của cơ quan sinh dục nam). Nhân vật may mắn này chính là thái giám quyền lực khét tiếng thời bấy giờ – Ngụy Trung Hiền.

Tương truyền rằng hoạn quan họ Ngụy này lúc trẻ cũng từng có vợ và một người con trai, nhưng vì ham mê cờ bạc, chơi bời trác táng nên đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Sau này vì phẫn uất trước cảnh sống khốn khổ cùng cực của mình, Ngụy Trung Hiền đã cắn răng tự thiến và nhập cung làm thái giám.

Sự xuất hiện của những trường hợp hy hữu nói trên đã khiến hậu cung xuất hiện một số lời đồn về việc phi tử thông dâm cùng hoạn quan.

Đây cũng là lý do khiến phương pháp “tịnh thân” một phần chủ yếu chỉ thịnh hành vào thời nhà Minh, tới khi Thanh triều thống trị lãnh thổ Trung Hoa thì không còn được sử dụng.

… đến trường hợp hi hữu của hoạn quan 90 tuổi vẫn còn ham muốn tình dục

Quy chế quản lý hoạn quan của Thanh triều được xem là hoàn thiện và nghiêm ngặt nhất trong số các triều đại phong kiến Trung Hoa. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Đến thời nhà Thanh, hậu cung với nhiều quy định nghiêm ngặt đã buộc các các thái giám, hoạn quan phải cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục thì mới được nhập cung. Mặc dù đưa ra những yêu cầu cao đối với tầng lớp này, thế nhưng lịch sử Thanh triều cũng vẫn ghi nhận một vài trường hợp ngoại lệ.

Nguyên nhân chủ yếu là những hoạn quan này thực hiện quá trình tịnh thân từ khi còn nhỏ, sau khi trải qua giai đoạn phát dục thì cơ thể lại phát sinh biến đổi. Trường hợp của thái giám Tôn Diệu Đình cũng nằm trong số hiếm như vậy.

Tôn Diệu Đình (1902 – 1996) là một trong những hoạn quan nổi tiếng trong lịch sử Thanh triều. Thế nhưng khác với những tên tuổi như Lý Liên Anh hay An Đức Hải, danh tiếng của vị thái giám họ Tôn ấy không được xây dựng từ những mưu mô trốn hậu cung mà lại bắt nguồn từ số phận đặc biệt éo le của chính ông.

Một số hình ảnh hiếm hoi của Tôn Diệu Đình – hoạn quan cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa. (Ảnh: Nguồn Baidu).

Vào năm lên 8 tuổi, gia cảnh bần cùng do đất đai bị cường hào cưỡng đoạt đã buộc Tôn Diệu Đình phải tự thiến  để vào cung làm hoạn quan.

Sau khi tự tay thực hiện quá trình đau đớn ấy, ông đã ngất đi và bất tỉnh suốt ba ngày. Đến khi tỉnh dậy, Tôn Diệu Đình không khỏi rụng rời khi nghe tin Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, Thanh triều đến hồi mạt vận, chế độ phong kiến chính thức sụp đổ trên lãnh thổ Trung Hoa.

Chính sự thay đổi éo le ấy đã biến ông trở thành người thái giám cuối cùng trong lịch sử Thanh triều nói riêng và Trung Quốc nói chung.

Một vài năm sau đó, Tôn Diệu Đình phát hiện cơ thể mình dần có nhiều biến đổi trong quá trình dậy thì. Mặc dù vẫn còn được ở trong hoàng cung để hầu hạ một vài nhân vật quý tộc, thế nhưng mỗi khi có “nhu cầu”, thái giám họ Tôn vẫn thường bí mật tìm tới lầu xanh.


  • Sau Rằm tháng 2 có 3 con giáp cứ liều là giàu, cuộc sống ngày càng thăng hoa rạng rỡ

Trong hồi ký tự thuật của mình, vị thái giám hi hữu này chẳng những còn ham muốn với chuyện chăn gối, thậm chí tới năm 90 tuổi vẫn còn cảm giác hưng phấn và ham muốn đối với chuyện chăn gối.

Ngoài Tôn Điệu Đình, Thanh triều cũng từng ghi nhận trường hợp của một hoạn quan tên Tiểu Đức Trương vẫn “có hứng thú đặc biệt với phụ nữ”, thậm chí còn “cưới tới mấy người thê thiếp”.

Những giai thoại hiếm hoi về chuyện phòng the của tầng lớp thái giám thời xưa là minh chứng cho nhận định: Hoạn quan không phải không có dục vọng, họ chỉ đơn thuần là bị khiếm khuyết về công cụ thỏa mãn dục vọng mà thôi.

Theo Trí thức trẻ/Soha

Link 

 

 

 

Comments are closed.