Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

Thấy Hoàng đế đi qua, cô gái đánh bạo “làm liều” 1 việc và sau này trở thành Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên
(Ảnh minh họa trong phim Võ Mị Nương truyền kỳ)

Nếu bạn muốn có được những thứ mà người khác không có thì phải dám làm những điều người khác không dám làm.

Xem thêm  Lưu Bang, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên và 3 lời trăng trối trước khi chết khiến hậu thế ngỡ ngàng

Các thủ đoạn tàn bạo cũng như thói hoang dâm vô độ của Võ Tắc Thiên đã được hậu thế nhắc đến nhiều, tuy nhiên, ít người biết rằng, bên cạnh đó, người phụ nữ này cũng có những ưu điểm mà những người đời sau, đặc biệt là các cô gái có thể học hỏi.

Được nuôi dạy bởi một người cha có đầu óc nhạy bén với tư duy đi trước thời cuộc

Muốn nhắc tới những thành tựu của Võ Tắc Thiên, có một người không thể không nói đến, đó là cha của vị nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Võ Tắc Thiên (624 – 705), tên thật là Võ Chiếu, còn gọi là Võ Mị Nương, hay sau gọi là Võ hậu, xuất thân từ một gia tộc họ Võ khá giàu có từ vùng Văn Thủy, Tinh Châu, nay là Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc.

Võ Tắc Thiên
Ngay từ khi còn nhỏ, Võ Chiếu đã được cha khuyến khích đọc sách, viết chữ và tìm hiểu về chính trị, thời cuộc. (Ảnh minh họa: Internet)

Cha bà là Võ Sĩ Hoạch, xuất thân trong một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây, ông nội Võ Hoa, từng nhậm Quận thừa Lạc Dương giàu có. Từ nhỏ, Võ Chiếu đã không giống các cô gái thời xưa thích thêu thùa, may vá hay làm các công việc nữ công gia chánh.

Thấy được điều đó, Võ Sĩ Hoạch cũng không ép buộc con gái phải làm một tiểu thư cành vàng lá ngọc theo truyền thống, mà lại khuyến khích Võ Chiếu học đọc, học viết và phát triển tư duy theo một cách đặc biệt, mà thời đó thường chỉ dành cho nam nhân.

Võ Tắc Thiên
Không thích may vá thêu thùa, Võ Mị Nương lại có các sở thích của nam nhân. (Ảnh minh họa trong phim Võ Mị Nương truyền kỳ)

Điều mà Võ Sĩ Hoạch đã làm, nếu thời nay có thể coi là chuyện bình thường, nhưng chính là đi ngược lại với tư tưởng thời bấy giờ là phụ nữ không cần phải học hành mà phải tập làm công việc nhà, bị nhiều người phản đối.

Thế nhưng, chính sự kiên quyết và lối tư duy đi trước thời đại của Võ Sĩ Hoạch đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp con gái ông sau này lọt mắt xanh của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân.

Do đọc nhiều sách, Võ Chiếu có kiến thức uyên bác hơn nhiều phụ nữ đương thời, không những tinh thông về văn học, nghi lễ, âm nhạc, mà còn hiểu biết cả về chính trị.

Cuộc đời rẽ bước ngoặt từ buổi trò chuyện bất ngờ

Năm 14 tuổi, Võ Chiếu được nhập cung, trở thành một phi tần trong cung của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Có lẽ cô gái nhỏ này sẽ mãi mãi chỉ là một bông hoa bình thường trong hàng ngàn bông hoa khác ở chốn thâm cung, nhưng có một sự kiện diễn ra đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của nàng.

Khi ấy, Võ Chiếu mới vào cung, còn phải làm việc ở bộ phận giặt ủi.

Một hôm, vua Thái Tông đi ngang qua nàng, Võ Chiếu thu hết can đảm bắt chuyện với vua, đây được coi như một hành động “làm liều” và hẳn là mà đa số các phi tần hay các cung nữ khác có mơ cũng không dám nghĩ tới.

Võ Tắc Thiên
Đường Cao Tông bị thu hút bởi cô gái chủ động, thông minh và tự tin Võ Mị Nương. (Ảnh minh họa trong phim Võ Mị Nương truyền kỳ)

Sau khi cùng nhau nói chuyện, vua Đường ngay lập tức bị thu hút bởi sự thông minh nhanh nhẹn của cô gái trẻ nên giữ lại bên mình. Nhờ thế, Võ Chiếu lập tức được phong chức Tài nhân, sớm hôm đàm đạo bên Hoàng đế, chuyện chính sự cũng được tham gia bàn luận vài phần.

Không chỉ có Đường Thái Tông, mà con trai của ông là Thái tử Lý Trị cũng bị thu hút bởi trí tuệ và sự thông minh của Võ Tắc Thiên đến nỗi, dù trong cung có hàng ngàn giai nhân khác, vẫn không thôi nhớ nhung về nàng dù danh chính ngôn thuận, Lý Trị đã có nương tử, và Võ Chiếu thì vẫn đang là thê thiếp của cha mình.

Võ Tắc Thiên
Thói quen đọc sách đã giúp Võ Mị Nương trở thành cô gái nổi bật trong số rất nhiều những phi tần nhà Đường, được cả 2 cha con Đường Cao Tông và Đường Thái Tông yêu thích. (Ảnh minh họa trong phim Võ Mị Nương truyền kỳ)

Về sau, khi Hoàng đế Đường Thái Tông qua đời vào năm 649, Lý Trị lên ngôi vua, lấy hiệu là Đường Cao Tông, đã chính thức biến Võ Chiếu trở thành phi tần của mình, phong là Võ Chiêu Nghi.

Sau khi ám hại Vương Hoàng hậu của Đường Cao Tông và trở thành người thế chỗ, Võ Chiêu Nghi được phong tước hiệu Võ Hoàng hậu, thường xuyên buông rèm nghe chuyện chính sự mỗi khi Đường Cao Tông thết triều, quyền lực không kém gì Hoàng đế.

Võ Tắc Thiên: Khởi xướng phong trào Nữ quyền, cải cách đất nước, tạo ra 1 triều đại hưng thịnh

Để khiến những kẻ theo đạo Khổng Tử phải “im miệng” trước quan điểm “để một người phụ nữ nắm quyền thì chẳng khác nào bắt gà mái làm gà trống”, Võ Chiếu đã thực hiện một chiến dịch nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội xưa, tuyển mộ các học giả viết tiểu sử về những người phụ nữ nổi tiếng cũng như giao chức vụ cho những người thân là nữ trong gia đình nhà ngoại của bà.

Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên đã tạo ra một triều đại hưng thịnh và phát triển rực rỡ. (Ảnh minh họa: Internet)

Sau khi các con trai của bà, người thì bí mật qua đời, người thì bị đi đày, kẻ thì bị bắt phải từ chức rồi tự tử, Võ Chiếu đã chính thức xưng vương, trở thành Võ Tắc Thiên.

Có thể nói, dù người đàn bà này đã sử dụng rất nhiều thủ đoạn tàn độc để có được ngôi vương, nhưng dưới một góc nhìn khác, không thể phủ nhận những lợi ích mà việc làm Hoàng đế của bà đem lại và bách tính chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất.

Võ Tắc Thiên đã cải cách hệ thống thi cử cũng như tuyển chọn nhân tài làm việc cho triều đình, không coi trọng địa vị mà chú tâm đến năng lực thực sự của các thí sinh, góp phần đổi mới bộ máy quan liêu lỗi thời và nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống từ triều đình tới các quan phủ trên cả nước.

Bên cạnh đó, bà cũng mạnh dạn xử lý nặng tay những tham quan chỉ biết đè đầu cưỡi cổ dân lành, thu thuế cao để cắt xén lợi nhuận cũng như thưởng hậu cho những viên quan thanh liêm làm tốt bổn phận của mình.

Đến khi băng hà vào 15 năm sau, tức năm 705, Võ Tắc Thiên đã góp phần tạo ra một triều đình hùng mạnh, hưng thịnh với tình hình kinh tế và chính trị ổn định mà theo nhiều nhà sử học, là điều mà ít bậc nam vương nào khác trong lịch sử có thể làm được.

Xem thêm  Lưu Bang, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên và 3 lời trăng trối trước khi chết khiến hậu thế ngỡ ngàng

Theo Báo dân sinh

Link