Ai cũng muốn mình thông minh, ứng phó tốt với mọi tình huống. Nhưng thông minh và không đồng nghĩa với việc khôn lỏi như những ví dụ dưới đây.
Chúng ta tự cho rằng mình thông minh, thực sự rất thông minh. Nhưng việc chúng ta thông minh quá lại thường khiến người khác phải chịu thiệt vì mình.
Mà người khác thực ra cũng chẳng hề ngốc nghếch và rồi sẽ có lúc, chúng ta sẽ phải trả giá cho cái gọi là “thông minh” của chính mình.
Quái chiêu đổi thẻ miễn phí của người Trung Quốc ở Mỹ
Tôi (người Trung Quốc) có một người bạn lâu ngày không gặp vừa trở về từ Mỹ, trong lúc nói chuyện, anh ta đã kể lại một câu chuyện chính mình trải nghiệm nơi đất khách:
Ở Mỹ, rất nhiều siêu thị phát hành thẻ hội viên có kỳ hạn và nhiều siêu thị quy định lần đầu mở thẻ sẽ được miễn phí và những lần sau mở thẻ (sau khi thẻ đầu tiên hết hạn) sẽ phải mất phí làm thủ tục.
Hầu như mọi công dân Mỹ đều không ngần ngại tiếp tục mở thẻ nhưng bạn tôi đã phát nghĩ ra một cách được tự cho là rất hay: Anh ta yêu cầu hủy đăng ký thẻ cũ và làm một cái thẻ hoàn toàn mới.
Trước yêu cầu vô cùng thông minh của bạn tôi, nhân viên ngân hàng chẳng biết nói gì, cũng chẳng biết nên làm thế nào.
Cuối cùng, vạn bất đắc dĩ, nhân viên siêu thị đành phải rút tiền ra trả phí mở thẻ và đưa chiếc thẻ mới cho bạn tôi.
Kể xong, người bạn này vừa vỗ đùi đen đét, vừa cười sảng khoái, nói: “Cậu xem, mấy người Mỹ đó có phải ngốc quá không!
Đây không phải là trường hợp duy nhất.
Giở mánh khóe để lợi dụng lòng tốt của cảnh sát
Một người bạn khác của tôi đi du lịch Australia về cũng kể lại một phát hiện thú vị và thông minh tương tự.
Cảnh sát Australia rất có tinh thần trách nhiệm, trên mặt họ dường như lúc nào cũng gắn 4 chữ “vì dân phục vụ”.
Lâu dần, một số du khách tinh anh của Trung Quốc phát hiện ra một chiêu hay: Chỉ cần bạn cầm theo bản đồ, tìm cảnh sát hỏi đường, sau đó vờ như lạ lẫm ngỡ ngàng hỏi họ, tỏ ý không hiểu tiếng anh… cảnh sát sẽ dùng xe đưa bạn đến thẳng nơi cần đến.
Nhưng du khách này cảm thấy vô cùng tự hào về phát hiện của mình, thậm chí còn viết thành bí quyết truyền cho những người khác, và những người khác lại nhanh chóng bắt chước.
Lâu dần, cảnh sát Australia đã nhìn ra chiêu trò của du khách Trung Quốc, chuẩn bị sẵn biện pháp đối phó như học vài câu Trung Quốc cơ bản để chặn đứng hành vi khôn lỏi của họ.
Thực ra, trong cuộc sống của chúng ta, trước giờ không thiếu những người “thông minh” như những nhân vật trong hai mẩu chuyện kể trên.
Văn hóa ăn vạ của một bộ phận người Trung Quốc
Ở Trung Quốc còn có một kiểu “thông minh” khiến người khác phát sợ.
Một ông già không may ngã trên đường, có người thấy thế thì chạy qua đỡ dậy. Không ngờ ông già đó lại “lật mặt” nhanh hơn lật bàn tay, “cắn” ngay ân nhân, kiếm được món tiền ăn vạ không hề ít.
Vừa có thể kiếm lời vừa dễ thực hiện, không ít người mô phỏng làm theo.
Thế rồi có những người già khác không may bị ngã, người qua đường sợ chẳng dám ra tay giúp đỡ. Kết quả là đã có không ít trường hợp vì tai nạn không được giúp kịp thời mà mất mạng trước sự chứng kiến của đám đông.
Đó là cái giá đắt mà con người phải trả cho sự khôn lỏi của một cá nhân, một nhóm người.
Lời bình
Biểu hiện của những người khôn lỏi là chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà phớt lờ lợi ích của người khác.
Những người như vậy thường tỏ ra lanh lợi, gió chiều nào theo chiều ấy nhưng hành động của họ vô cùng thiển cận và dễ dàng bị vạch trần chỉ sau một vài lần.
Và một khi bị người khác phát giác, giá trị nhân cách của những người khôn lỏi sẽ bị coi thường, khinh rẻ đến mức thê thảm.
Nguyễn nhung – Trí thức trẻ/ soha