Thứ ba, Tháng mười hai 10
Shadow

Trẻ sặc cháo, sặc sữa cực kỳ nguy hiểm, cha mẹ cần biết cách sơ cấp cứu kịp thời

sặc cháo, sặc sữa, nguy hiểm, cha mẹ,dị vật

Không chỉ đối với các dị vật, ngay cả sữa và cháo cũng có thể làm trẻ nhỏ bị sặc dẫn đến nghẹt thở và tử vong nếu không được xử trí kịp thời. 

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ trẻ bị sặc cháo, sữa tử vong. Vụ việc gần đây nhất là ngày 25/9, một cháu bé 9 tháng tuổi ở Cai Lậy, Tiền Giang vừa tử vong nguyên nhân ban đầu được xác định do sặc sữa.

Chiều 25/9, thấy bé gái quấy khóc, anh M. lấy bình sữa cho bé gái uống thì bé bị ho sặc sụa và lịm dần đi. Lúc này, anh M đưa bé gái đến bệnh viện cấp cứu, nhưng không qua khỏi.

Trước đó, khoảng 15h30 chiều ngày 23/9, sau khi bé T. ở Thủ Đức, TP.HCM được bảo mẫu cho ăn cháo thì có biểu hiện khó thở, tím tái và được chuyển khẩn cấp vào bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở và không qua khỏi. Nguyên nhân cái chết của cháu bé được xác định là do sặc cháo.

sặc cháo, sặc sữa, nguy hiểm, cha mẹ,dị vật

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hóc – sặc là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn. Nếu cha mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ sẽ bị đe dọa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc, sặc

Xem thêm  Bạn thuộc kiểu cha mẹ nào?

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, dấu hiệu cơ bản để bố mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc đó là: Khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ.

Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Đối với trường hợp bị hóc – sặc nhẹ hơn thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần.

Phòng tránh sặc sữa, cháo

sặc cháo, sặc sữa, nguy hiểm, cha mẹ,dị vật

Khi cho trẻ bú, cha mẹ cần quan sát con thật kỹ, động tác mút sữa và nuốt xuống một cách nhịp nhàng. Con nuốt xong thức ăn lại bú tiếp, hạn chế bé bú liên tiếp rất dễ bị sặc. Sau khi bú xong, cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bế bé lên vai, giúp bé ợ hơi, vỗ lưng nhẹ tránh gây sặc sau khi ăn.

Nếu bé bú bình, cha mẹ nên lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho…

Khi bé ăn cháo: Không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.

Xử trí sặc sữa, cháo cho trẻ

sặc cháo, sặc sữa, nguy hiểm, cha mẹ,dị vật

sặc cháo, sặc sữa, nguy hiểm, cha mẹ,dị vật

Khi trẻ bị sặc sữa nhưng trẻ còn hồng hào, khóc được cố gắng giữa trẻ yên nên đặt ở tư thế ngồi thở. Nếu bé nhỏ, mẹ bồng giữ yên trẻ.

Xem thêm  9 điều không nên làm khi dạ dày đang trống rỗng, số 7 rất nhiều đàn ông thường xuyên mắc phải

Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống hơi thấp hơn ngực và cánh tay thả lỏng tựa vào cẳng chân bạn. Đỡ đầu của bé bằng lòng bàn tay bạn. Nếu bé quá nặng, bạn có thể đặt bé nằm xuống đùi bạn.

sặc cháo, sặc sữa, nguy hiểm, cha mẹ,dị vật

– Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai của trẻ).

– Kiểm tra miệng xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực.

Đặt bé nằm trên đùi bạn với đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé (xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa của bạn nên để ngay giữa ngực.

sặc cháo, sặc sữa, nguy hiểm, cha mẹ,dị vật

– Khi đã đặt các ngón tay đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc.

Nếu trẻ tím tái kéo dài, không khóc hoặc có thể ngưng thở cần nhanh chóng gọi cấp cứu và trong khi chờ cấp cứu, cần làm nhanh thủ thuật “vỗ lưng ấn ngực” liên tục cho đến bé hồng hào trở lại.

Cha mẹ kiểm tra xem bé đã thở lại chưa, nếu chưa, tiếp tục thực hiện vỗ lưng, ấn ngực cho tới khi xe cấp cứu tới.

Theo DKN