Thứ năm, Tháng Một 16
Shadow

Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc

Rốt cuộc võ thuật Trung Quốc là như thế nào? Là ảo thuật hay trò lừa đảo? Hoặc chỉ là pha trộn tinh thần dân tộc, kỹ xảo điện ảnh và sự hư vô của thần bí phương Đông?

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 1.

Dường như khán giả đã quá chán ngán sự khoa trương và xa rời thực tế của võ thuật Trung Quốc trên màn ảnh – Ảnh: 163

Tờ Đằng Tín (QQ) từng thực hiện một cuộc thăm dò từ bộ phim võ thuật Nhất đại tông sư (2013) của đạo diễn Vương Gia Vệ, hầu hết mọi người đều đặt nghi vấn về những pha Vịnh Xuân quyền trong phim.

Kết luận là: không thể khinh công trên mặt nước, cái gọi là truyền nhân e rằng cũng không có thật.

Đương nhiên, là một môn vận động rèn luyện sức khỏe, võ thuật vẫn có giá trị của nó.

Bài viết này nói về võ thuật Trung Quốc, từ “võ thuật truyền thống” đến “múa may tạo dáng” và “thể dục hóa”, thực tế võ thuật Trung Quốc chưa bao giờ huy hoàng cả.

Hậu trường võ thuật của bộ phim Nhất đại tông sư, thể hiện những chiêu thức chỉ có trong phim ảnh

Võ thuật bị dị hóa

Khi bộ phim Nhất đại tông sư ra mắt, được báo chí và khán giả khen ngợi hết lời, các động tác võ thuật trong phim rất chân thật dù đã được xử lý qua kỹ xảo điện ảnh.

Người trong giới võ thuật truyền thống không công nhận cống hiến to lớn của Diệp Vấn đối với sự phát triển của võ thuật Trung Quốc, nhưng mấy năm gần đây các tác phẩm điện ảnh về Diệp Vấn liên tiếp ra mắt đều tạo cơn sốt phòng vé.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 3.

Từ bộ phim Nhất đại tông sư (2013) của đạo diễn Vương Gia Vệ, khiến mọi người đặt nghi vấn về những pha Vịnh Xuân quyền trong phim – Ảnh: SINA

Quả thật khi khắc họa Diệp Vấn, các nhà biên kịch đã thiên về đặc điểm sử dụng quyền pháp của nhân vật, không giống võ sư phương Nam Hoàng Phi Hồng cước pháp vô địch, cũng không giống cách đánh loạn xạ như tạp kỹ kiểu Long thiếu gia trong phim Dragon Lord.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 4.

Một điều không thể phủ nhận các tác phẩm điện ảnh về Diệp Vấn đều ăn khách, và Chân Tử Đan nghiễm nhiên trở thành hình tượng tiêu biểu của Diệp Vấn trên màn ảnh – Ảnh: SINA

Dường như khán giả đã quá chán ngán sự khoa trương và xa rời thực tế của võ thuật Trung Quốc trên màn ảnh.

Đối với võ thuật Trung Quốc trên phim ảnh, trong tiểu thuyết bị phóng đại đến mức độ nào, trong lòng mọi người đều hiểu rõ, thậm chí Giáng long thập bát chưởng cũng không tồn tại, chỉ có trẻ con mới xem là thật.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 5.

Giáng long thập bát chưởng trong tác phẩm võ hiệp Kim Dung là không tồn tại, chỉ có trẻ con mới xem là thật – Ảnh: BAIDU

Tiểu thuyết và phim ảnh khiến võ thuật Trung Quốc hiện ra càng rõ ràng và đẹp đẽ, trong mấy chục năm tác phẩm nghệ thuật pha trộn tinh thần dân tộc, lợi dụng hiệu ứng kỹ xảo và động tác thể dục đẩy võ thuật Trung Quốc lên đến độ cao như thần thoại.

Xem thêm  Chưởng môn Lâm Sơn Động: "Làm thế này, Nam Huỳnh Đạo mất tất cả"

Trailer phim Thiếu Lâm Tự

Năm 1982, khi bộ phim Thiếu Lâm tự (Lý Liên Kiệt đóng) ra mắt, giới diễn viên võ thuật Hong Kong như Hồng Kim Bảo, Lưu Gia Lương… đều phải gật đầu công nhận các tuyển thủ võ thuật Trung Quốc có lối đánh rất đẹp.

Năm xưa bộ phim Thiếu Lâm tự đạt doanh thu phòng vé hơn 100 triệu CNY, mà thời đó giá vé xem phim ở Trung Quốc trung bình chỉ có 1 hào.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 7.

Năm 1982, Lý Liên Kiệt đã mang võ thuật Thiếu Lâm tự lên màn ảnh trong series phim cùng tên – Ảnh: BAIDU

Nhà sản xuất bộ phim Thiếu Lâm tự từng mời diễn viên kinh kịch đóng nhưng hiệu quả không như mong muốn, mà thời đó khi quay phim võ thuật đa số nhà làm phim đều mời diễn viên biểu diễn võ thuật trong kinh kịch diễn xuất.

Võ thuật trong kinh kịch có nhiều hình thức, phân loại theo chủ đề, đặc trưng, phong cách biểu diễn của mỗi diễn viên cũng khác nhau, điều này trực tiếp đặt nền móng biểu diễn cho cảnh quay võ thuật.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 8.

Diễn viên kinh kịch từng là “miếng mồi” mà các nhà làm phim võ thuật dùng để “qua mặt” khán giả – Ảnh: BAIDU

Tác giả “Bí mật của phim võ thuật” – Trương Lực nói với Tuần san tin tức Trung Quốc: “Từ đầu đã từng thử cho người tập võ đánh đấm thật trong phim nhưng rất khó coi, quả thật rất khó coi”.

Đến hiện tại, những động tác trong kinh kịch như nhào lộn vẫn là “môn học bắt buộc” trong lĩnh vực phim võ thuật.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 9.

Võ thuật Thiếu Lâm tự được xem là đề tài khai thác bất tận của các nhà làm phim Hoa ngữ – Ảnh: BAIDU

Khi series phim Hoàng Phi Hồng mới ra đời, từng dốc sức thể hiện võ thuật Nam phái, cảnh đánh đấm sáng bừng lên.

Những năm 1970, sự xuất hiện của Lý Tiểu Long đưa phim võ thuật lên đỉnh cao.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 10.

Đối với người trong ngành điện ảnh, phim võ thuật của Lý Tiểu Long đã hạ sự giả tạo xuống mức thấp nhất (Ảnh: trong phim Mãnh long quá giang) – Ảnh: IFENG

Cảnh giao đấu của Lý Tiểu Long và Chuck Norris (quán quân karate thế giới) trong phim Mãnh long quá giang, người từng tập võ đều biết trạng thái cơ bắp, ánh mắt, thần thái của Lý Tiểu Long đều là trạng thái đỉnh cao.

Tác giả Trương Lực nhận xét: “Lý Tiểu Long từng học qua võ truyền thống, đã phá vỡ những quy định cứng nhắc và sự cạnh tranh giữa các môn phái, dung hợp thế mạnh của các môn phái. Có thể nói Lý Tiểu Long xứng danh là một võ thuật gia”.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 11.

Năm 2011, đạo diễn Trần Mộc Thắng đưa Thiếu Lâm tự lên màn ảnh Hong Kong do Lưu Đức Hoa đóng chính – Ảnh: SINA

Xem thêm  20 tuổi, Khải Anh nói với bố muốn cưới Đan Lê. 9 năm sau, anh tiếp tục nói điều đó, khi cô từng làm vợ người khác!

Năm xưa, đoàn làm phim Thiếu Lâm tự đến tận Thiếu Lâm tự ghi hình nhưng chùa chiền đã rất cũ kỹ, xuống cấp.

Nhưng, dưới sự dàn xếp của Ủy ban thể thao quốc gia, đoàn làm phim có thể tuyển chọn diễn viên trong các đội võ thuật trên toàn quốc, những tuyển thủ võ thuật giỏi nhất gần như đều được chọn.

Năm 1952, sau khi Ủy ban thể thao quốc gia thành lập, bắt đầu khai thác, điều chỉnh võ thuật Trung Quốc, năm 1957 võ thuật được xếp vào hạng mục thi đấu thể dục thể thao trong nước.

Trọng tài dựa theo chất lượng, độ khó của động tác mà vận động viên hoàn thành, cách trình bày mà cho điểm, loại thi đấu này theo đuổi các yếu tố “cao, khó, đẹp, mới”, hoàn toàn không liên quan đến khởi nguyên của võ thuật là “đánh”.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 12.

Kỹ xảo điện ảnh và sự hư vô của thần bí phương Đông đã tạo nên những thước phim võ hiệp lôi cuốn (Ảnh: phim Bảo kiếm của Tam thiếu gia) – Ảnh: SINA

Môn thi nhào lộn không có trong võ thuật truyền thống, vừa lộn người thì sẽ để lộ sơ hở.

Võ sư Mã Vận Phương từng đảm nhận vai trò huấn luyện viên quyền Anh nói: “Để động tác võ thuật đẹp mắt hơn, có một số huấn luyện viên không còn cách nào khác đành mời huấn luyện viên vũ đạo, thể dục giúp thiết kế động tác”.

Động tác đánh huyền ảo cũng trở thành nguyên nhân mà người đời sau nghi ngờ võ thuật hoặc sùng bái võ thuật.

Những năm 1970 – 1980, huấn luyện viên võ thuật ở Trung Quốc đa số xuất thân từ luyện tập võ thuật truyền thống, truyền thụ cho đệ tử không chỉ là những chiêu thức ghi chép trong sách, mà còn học hỏi thêm từ các tiền bối, nhưng sau này những huấn luyện viên như thế ngày càng ít.

võ thuật, trung quốc, vạch trần, phim võ hiệp
Vạch trần những chiêu thức trong phim võ hiệp Trung Quốc – Ảnh 13.

Lý Liên Kiệt, Triệu Văn Trác và Ngô Kinh đều tốt nghiệp từ trường lớp đào tạo võ thuật chuyên môn – Trường thể dục thể thao Bắc Kinh – Ảnh: WEIBO

Cùng với sự xuất hiện của kỹ xảo điện ảnh và đạo diễn cá tính, phim võ thuật xuất hiện cảnh đánh đấm kiểu tạp kỹ, thần công cái thế có uy lực như bom mìn, khinh công vượt nóc băng tường, thỏa mãn nhu cầu giải trí của khán giả.

Tác giả Trương Lực nói: “Cứ như vậy võ thuật trong phim không ngừng bị các kỹ thuật khác nhau dị hóa. Võ thuật Trung Quốc bị “xào nấu” tưng bừng, cũng dẫn dắt mọi người có cách nhìn sai lệch đối với võ thuật”.

Động tác đánh huyền ảo là một trong những nhân tố hấp dẫn của võ thuật.

Nhưng trên thực tế, trong võ thuật truyền thống không có những động tác này vì vừa lộn người thì sẽ để lộ sơ hở.

Theo Tuổi trẻ