Thứ sáu, Tháng mười 18
Shadow

10 đại cao thủ trong truyện võ hiệp Kim Dung

Ai là cao thủ hùng mạnh nhất trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung? Đó là câu hỏi đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng độc giả mến mộ các tác phẩm của nhà văn nổi tiếng.

Những chiêu thức võ thuật huyền thoại trong chưởng Kim Dung Nhà văn Kim Dung ra đi và để lại cho người hâm mộ kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trong đó, những chiêu thức võ thuật từng là thơ ấu, là ký ức khó quên của bao người

 

Vô danh thần tăng: Vị cao nhân này xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Thiên long bát bộ, chuyên quét dọn Tàng Kinh Các ở Thiếu Lâm tự. Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn danh bất hư truyền là thế nhưng không chịu nổi hai chưởng từ Vô Danh Thần Tăng. Khi Tiêu Phong tung Hàng Long Thập Bát Chưởng, vị cao tăng dễ dàng hóa giải. Chừng đó đủ để thấy vô danh thần tăng đạt đến cảnh giới võ công thượng thừa.

Độc Cô Cầu Bại: Trong Tiếu ngạo giang hồKim Dung mô tả Độc Cô Cầu Bại là cao thủ số một võ lâm và chưa bao giờ biết mùi thất bại. Món võ công thượng thừa mà Độc Cô Cầu Bại sở hữu là Độc Cô Cửu Kiếm do chính ông sáng tạo ra. Lệnh Hồ Xung chỉ luyện Độc Cô Cửu Kiếm một thời gian ngắn nhưng đã trở thành cao thủ kiếm thuật, thậm chí đánh bại cả chưởng môn Võ Đang.

Đông Phương Bất Bại: Trong Tiếu ngạo giang hồ, Đông Phương Bất Bại hãm hại Nhậm Ngã Hành, cướp ngôi giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo. Hắn tự thiến để luyện Quỳ Hoa Bảo Điển, trở thành vô địch. Ba đại cao thủ là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành và Hướng Vân Thiên cùng hợp lực nhưng cũng không thể chạm vào vạt áo của Đông Phương Bất Bại trong cuộc quyết đấu tại Hắc Mộc Nhai. Chỉ khi Nhậm Doanh Doanh dùng mưu kế, gã giáo chủ nửa nam nửa nữ mới bị đánh bại.

Xem thêm  Lịch sử Trung Hoa động loạn trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Trương Tam Phong: Trương Tam Phong xuất hiện lần đầu ở Thần điêu hiệp lữ, khi đó còn là học trò của Giác Viễn thiền sư. Nhờ học được một phần Cửu Dương Thần Công, Trương Tam Phong lập nên phái Võ Đang lưu danh muôn thuở. Ở Ỷ thiên Đồ long ký, Trương Tam Phong đã là bậc chân tu trăm tuổi, nội công đạt mức thượng thừa và không có đối thủ xứng tầm trong thiên hạ. Các đệ tử của ông ở Võ Đang đều là bậc cao thủ trứ danh.


Vương Trùng Dương: Cao thủ Vương Trùng Dương được nhắc đến trong Xạ điêu anh hùng truyện và Thần điêu hiệp lữ. Trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm đầu tiên, Vương Trùng Dương đánh bại Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế và Bắc Cái để giành Cửu Âm Chân Kinh. Vương Trùng Dương là chưởng giáo Toàn Chân, sáng tạo môn nội công chính tông đứng đầu thiên hạ. Ông còn sáng tạo ra trận pháp Thất Tinh Bắc Đẩu khiến bậc đại sư như Đông Tà cũng phải chịu phục. 

Tiêu Phong: Từng là bang chủ Cái Bang, Tiêu Phong nổi tiếng với tuyệt kỹ Hàng Long Thập Bát Chưởng hùng mạnh vô song. Vì sự đưa đẩy của số phận, Tiêu Phong phát hiện sự thật mình là người Khiết Đan, sau đó hi sinh để ngăn chặn cuộc chiến đẫm máu giữa hai dân tộc.

Trương Vô Kỵ: Có tuổi thơ bất hạnh, Trương Vô Kỵ nhờ cơ duyên mà luyện được Cửu Dương Thần Công, Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp và Thái Cực Quyền. Trương Vô Kỵ trở thành giáo chủ Minh Giáo, lãnh đạo lực lượng giang hồ chống nhà Nguyên. Sau này, Trương Vô Kỵ còn sở hữu cả bộ Cửu Âm Chân Kinh.

Xem thêm  Tác gia võ hiệp huyền thoại Kim Dung qua đời ở tuổi 94

Hư Trúc: Xuất thân là tiểu hòa thượng có địa vị và võ công thấp kém ở Thiếu Lâm tự, Hư Trúc nhờ giải thế cờ vây “Trân Long kỳ trận” nên được chưởng môn phái Tiêu Dao Vô Nhai Tử truyền hết 70 năm công lực, trở thành bậc đại cao thủ lừng lẫy.

Phong Thanh Dương: Ông là thái sư thúc tổ của Lệnh Hồ Xung, đại diện cho phe Kiếm tông của phái Hoa Sơn. Phong Thanh Dương tính tình phóng khoáng, thích tự do và nắm giữ bí kiếp Độc Cô Cửu Kiếm. Nhờ duyên kỳ ngộ, Lệnh Hồ Xung đã tiếp thu toàn bộ Độc Cô Cửu Kiếm

.

Hoàng Thường: Theo lời kể của Chu Bá Thông, Hoàng Thường chính là người sáng tạo ra bộ bí kíp Cửu Âm Chân Kinh lợi hại, gồm hai quyển. Quyển thượng gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia, quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, hàng loạt võ lâm chém giết lẫn nhau để hòng lấy được Cửu Âm Chân Kinh.

Theo Zing

Link gốc