Chúng ta sẽ làm người “gánh nước” hay “đào giếng” cho thành công của chính cuộc đời mình?
Có hai hòa thượng nọ sống trong hai ngôi chùa trên hai ngọn núi sát cạnh nhau, một người tên “Nhất Hưu” một người tên “Nhị Hưu”. Trên cả hai ngọn núi này đều không có nước, do vậy mỗi ngày hai hòa thượng này đều phải đi xuống khe suối nhỏ gánh nước về mới có nước để dùng.
Bởi thời gian đi gánh nước thường trùng nhau lại thường xuyên gặp mặt nên lâu dần hai hòa thượng trở thành bạn bè. Cứ như vậy thời gian đi gánh nước dần trôi thấm thoắt đã năm năm. Một ngày nọ Nhị Hưu lại đi ra suối gánh nước như mọi khi thì bỗng phát hiện Nhất Hưu không xuất hiện. Trong lòng Nhị Hưu thầm nghĩ chắc hòa thượng Nhất Hưu ngủ quên mất rồi.
Cứ thế trôi qua đến ngày thứ hai, thứ ba đều không thấy Nhị Hưu đi gánh nước. Tới cả một tuần rồi qua 1 tháng đều không thấy Nhất Hưu xuất hiện. Nhị Hưu rất lo lắng liền nghĩ: “Chắc bạn mình mắc bệnh rồi, mình phải đi hỏi thăm anh ấy một chút, xem có thể giúp gì được không”.
Khi Nhị Hưu lên núi tìm tới ngôi chùa của Nhất Hưu, thì phát hiện Nhất Hưu đang tập Thái cực quyền trước cổng chùa, nhìn không giống như ốm đau bệnh tật gì cả.
Anh ngạc nhiên hỏi Nhất Hưu hòa thượng: “Nhất Hưu đã một tháng rồi không thấy anh xuống núi lấy nước, sao anh không đi gánh nước mà vẫn có nước dùng?”.
Nhất Hưu hòa thượng nói: “Lại đây lại đây, tôi đưa ông đi xem”.
Nhất Hưu cười và đưa Nhị Hưu hòa thượng ra hoa viên sau chùa, chỉ vào giếng nước và nói: “Năm năm qua mỗi ngày gánh nước xong, tụng kinh xong, tôi đều dùng thời gian rảnh còn lại để đào cái giếng nước này. Mặc dù có những lúc rất bận rộn không đào được nhiều, nhưng tôi luôn tự nhủ đào được bao nhiêu thì cứ cố gắng làm. Bây giờ giếng đã đào xong, mạch nước cũng đã được khai thông nên giếng đầy nước rồi, từ nay về sau tôi không phải đi xuống núi gánh nước nữa! Do vậy tôi có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian làm những việc mình thích, ví dụ như tập Thái cực quyền đây này!”.
Từ đó, Nhất Hưu không phải cực nhọc vất vả dành thời gian đi gánh nước, còn Nhị Hưu thì vẫn vậy hằng ngày đều phải xuống núi, không được nghỉ ngơi. Đây chính là nguồn gốc câu nói “Nhất bất làm, nhị bất hưu”, tức là, một là chẳng làm, hai là không nghỉ, nếu đã làm thì làm đến cùng mới thôi.
“Nhất bất làm, nhị bất hưu”, tức là, một là chẳng làm, hai là không nghỉ, nếu đã làm thì làm đến cùng mới thôi.
Làm người đào giếng hay làm người gánh nước tất cả đều tự do bản thân mỗi người quyết định. Gánh nước ở nơi khác về là việc có thể bảo đảm nhu cầu sinh hoạt trước mắt của bạn trước khi bản thân bạn chưa có một cái giếng. Nhưng nếu nhìn về lâu về dài, những người có trí tuệ thông minh sẽ muốn tự mình đào một cái giếng của mình. Đó mới là sự sở hữu nguồn tài nguyên của bản thân, đó mới chính là nguồn gốc của sự sinh sôi và phát triển.
Trong công việc cũng vậy, đi làm lĩnh lương cũng giống như đi gánh nước. Nhưng chúng ta thường bỏ quên và không biết cách nắm bắt thời gian sau giờ đi làm. Nếu biết tận dụng để đào cái giếng riêng cho mình, bồi dưỡng bản thân mình có khả năng về một phương diện khác. Như thế, cho dù tương lai thay đổi thế nào, tuổi tác và năng lực ảnh hưởng ra sao, chúng ta vẫn có nước uống y như cũ, còn có thể uống thỏa thích hơn, nhàn nhã hơn mà không bị phụ thuộc vào bất cứ nhân tố ngoại cảnh nào.
Muốn vượt trội, cần tận dụng thời gian dư thừa. Có được thời gian, chính là có được tất cả. Biết cách tận dụng tốt từng khoảnh khắc trôi qua, chúng ta sẽ gặt hái những thu hoạch ngoài sức tưởng tượng. Người thông minh biết lấy khoảng thời gian rảnh rỗi để học hỏi thêm nhiều lĩnh vực, giúp họ tìm được thu nhập bền vững hoặc phát triển năng lực riêng của mình, từ đó gặt hái nguồn của cải dồi dào và thành công lâu dài hơn trước.
Muốn vượt trội, cần tận dụng thời gian dư thừa. Có được thời gian, chính là có được tất cả. Biết cách tận dụng tốt từng khoảnh khắc trôi qua, chúng ta sẽ gặt hái những thu hoạch ngoài sức tưởng tượng.
Mỗi thời đại kinh tế phát triển thịnh vượng đều rèn giũa và tạo ra vô số người tài giỏi, thành đạt và thành công trong nhiều lĩnh vực. Mà cách thức rèn giũa nhân tài hiệu quả nhất chính là lựa chọn cho mình một con đường mở đầu bằng những khó khăn gian khổ nhưng có thể đem tới rất nhiều lợi ích và trái ngọt đằng sau.
Giống như việc vừa gánh nước vừa đào giếng bao giờ cũng mệt mỏi, vất vả hơn việc đơn thuần chỉ cần gánh nước mỗi ngày. Nhưng chúng ta trả giá càng nhiều, cố gắng càng sớm, ngày thành quả chín muồi có thể gặt hái lại càng tới nhanh hơn. Khi người khác hưởng thụ nhất thời, chúng ta trả giá. Khi người khác bắt đầu trả giá, chúng ta đã trở nên giàu có và có quyền hưởng thụ lâu dài.
Theo Dương Mộc
Trí Thức Trẻ