Thứ tư, Tháng Một 15
Shadow

Không chỉ giết anh em ruột, Lý Thế Dân còn bị coi là ‘hèn hạ’ vì hành động loạn luân này

Không lâu sau khi giết hại 2 huynh đệ ruột thịt trong sự kiện Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân đã làm ra 1 việc loạn luân khiến quần thần rúng động.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 – 649) là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Hoa.

Ông là bậc minh quân với tài năng xuất chúng cả về phương diện quân sự lẫn chính trị. Cũng vì vậy mà triều đại của Lý Thế Dân thường được biết tới với tên gọi “Trinh Quán chi trị” và được xem như nền móng vững chắc để vương triều Lý Đường trụ vững trong giai đoạn sau này.

Thế nhưng bên cạnh những chiến công và thành tựu lẫy lừng, tên tuổi của Lý Thế Dân cũng từng phải mang không ít tỳ vết.

Một trong số những “vết đen” nổi bật của vị vua này chính là sự biến đẫm máu xảy ra ở cửa Huyền Vũ – nơi ông bày mưu giết hại các huynh đệ mình một cách tàn nhẫn vì mục đích cá nhân.

Sự biến Huyền Vũ Môn – “vết đen” trên con đường bước tới ngai vàng của Lý Thế Dân

Đường Thái Tông Lý Thế Dân vốn là con trai thứ hai của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Nếu xét về vai vế, ông không có nhiều cơ hội lên ngai vàng vì quy định “lập trưởng không lập thứ” của các triều đại phong kiến Trung Hoa. (Hình minh họa: Nguồn Internet).

Ngày 1 tháng 6 năm Võ Đức thứ 9, sao Thái Bạch Kim Tinh xuất hiện trên bầu trời phía nam thuộc lãnh thổ Đường triều khi đó. Theo các bậc thầy chiêm tinh thời bấy giờ, hiện tượng này cũng là điềm báo trước của một sự biến kinh thiên động địa sắp xảy ra.

Không tới mấy ngày sau, sao Thái Bạch Kim Tinh lại một lần nữa hiện lên trên bầu trời phía Nam. Bấy giờ, người nổi danh tinh thông thiên văn, lịch pháp là Thái sử từ Phó Dịch Hướng đã bí mật dâng tấu cho Đường Cao Tổ Lý Uyên.

Trong bản tấu bí mật nói trên, ý của Phó Dịch Hướng rất rõ ràng: Thái Bạch Kim Tinh xuất hiện trên bầu trời ở đất phong của Tần vương Lý Thế Dân. Đây thực chất là điềm báo Tần vương sẽ có được thiên hạ.

Vào thời phong kiến, cổ nhân rất tin vào những điềm báo từ thiên tượng. Đường Thái Tổ Lý Uyên cũng không phải ngoại lệ.

Quả đúng như những gì mà những bậc thức giả thời bấy giờ đã lường trước, ngay trong năm ấy, kinh đô Lý Đường đã phải chứng kiến một cuộc chính biến đẫm máu. Đó chính là sự biến Huyền Vũ môn do Tần vương Lý Thế Dân cầm đầu.

Việc lên ngôi của Lý Thế Dân rất nổi tiếng qua Sự biến Huyền Vũ môn, ông đã khiến hai người anh em của mình là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát bị giết chết tại Huyền Vũ môn, thành Trường An. (Tranh vẽ minh họa sự biến Huyền Vũ môn: Nguồn Baidu).

Sự kiện tranh giành quyền lực này diễn ra vào ngày 2 tháng 7 năm 626. Trong cuộc đua giành ngôi vị giữa những người con của Thái Tổ Lý Uyên, Tần vương Lý Thế Dân đã chủ động ra tay trước để chiếm lợi thế bằng cách tổ chức một cuộc phục kích ở cửa Huyền Vũ.

Xem thêm  Con trai quấy khóc đòi mua đồ, người mẹ có "chiêu độc" để con ngoan ngoãn sau 10 phút

Bấy giờ, mục tiêu cần phải tiêu diệt mà Lý Thế Dân nhắm đến không ai khác ngoài hai người huynh đệ ruột thịt của ông, bao gồm đương kim Thái tử Lý Kiến Thành và Tề vương Lý Nguyên Cát.

Trước đó, theo kế của thủ hạ bày ra, Lý Thế Dân đã chủ động dâng tấu tố giác Lý Kiến Thành cùng Lý Nguyên Cát tư thông với hai phi tần của vua cha. Ngay sau khi biết được việc ấy, Cao Tổ Lý Uyên đã tức tốc hạ chỉ triệu hai người con này vào cung để đối chất.

Không ngờ Lý Thế Dân đã bí mật sai người mai phục ở cửa Huyền Vũ, đợi lúc Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đi tới đây liền xông ra tấn công. Cũng trong sự biến Huyền Vũ môn năm ấy, Lý Thế Dân đã tự tay bắn chết Thái tử Lý Kiến Thành. Hoàng tử Lý Nguyên Cát sau đó cũng bị thuộc hạ của ông giết chết.

Sự biến bất ngờ này khiến Đường Cao Tổ Lý Uyên vô cùng hoảng hốt. Một ngày sau cuộc binh biến Huyền Vũ môn, ông buộc phải ban chiếu lập Lý Thế Dân làm Thái tử và nhường ngôi lui về làm Thái thượng hoàng chỉ hai tháng sau đó.

Không chỉ dừng lại ở việc “huynh đệ tương tàn” mà còn muốn “nhổ cỏ tận gốc”

Với mục đích “nhổ cỏ tận gốc”, Lý Thế Dân đã giết hại toàn bộ các con trai của hai huynh đệ mình và xóa sổ gia tộc của họ khỏi danh sách hoàng tộc Lý Đường. (Hình minh họa).

Không chỉ vu cho Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát tội danh tạo phản, Lý Thế Tông còn “nhổ cỏ tận gốc” để diệt trừ hậu họa.

Sau cái chết của Thái tử Lý Kiến Thành, cả 5 người con trai ruột của ông đều bị hành quyết. Chưa dừng lại ở đó, toàn bộ thành viên trong gia tộc này đều bị Lý Thế Dân xóa sổ khỏi tông tịch của hoàng thất.

Về những dư âm đẫm máu của sự biến Huyền Vũ môn, cuốn “Cựu Đường thư” có ghi lại cặn kẽ:

“Kiến Thành mất năm 37 tuổi, con trai trưởng Thái Nguyên vương Thừa Tông yểu mệnh qua đời sớm, con trai thứ An Lục vương Thừa Đạo, Hà Đông vương Thừa Đức, Vũ An vương Thừa Huấn, Nhữ Nam vương Thừa Minh, Cự Lộc vương Thừa Nghĩa đều bị giết chết”.

Cũng theo ghi chép của tài liệu lịch sử này, số phận của gia tộc Tề vương Lý Nguyên Cát không kém phần thê thảm:

“Nguyên Cát chết năm 22 tuổi, có 5 người con trai, Lương Quận vương Thừa Nghiệp, Ngư Dương vương Thừa Loan, Phổ An vương Thừa Tưởng, Giang Hạ vương Thừa Dụ, Nghĩa Dương vương Thừa Độ cũng đều bị giết”.

Sau lần “nồi da xáo thịt” đẫm máu ấy, những nam tử trong gia tộc của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đều bị xóa sổ khỏi tông tịch của hoàng tộc nhà Lý Đường. Việc làm này của Lý Thế Dân thực chất là một chiêu bài nhằm bôi đen tên tuổi đối thủ và khiến hậu duệ của họ biến mất trên vũ đài chính trị của triều đại này.

Về phần vợ và con gái của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát, mặc dù những người này không phải chịu cảnh tắm máu, nhưng số phận và cuộc đời đều không được ghi chép rõ ràng. Duy chỉ có một người là ngoại lệ, đó chính là Dương Khuê My – vợ của Tề vương Lý Nguyên Cát.

Xem thêm  5 nhân vật khiến Tư Mã Ý 'khiếp vía': Khổng Minh chỉ xếp thứ 3, ai mới đứng thứ nhất?

Chiếm đoạt em dâu – việc làm loạn luân khiến Đường Thái Tông cả đời mang tiếng

Không chỉ sát huynh, ép phụ, Lý Thế Dân còn bị cho là cố tình giết chết em trai ruột để chiếm đoạt người em dâu xinh đẹp về làm thê thiếp của mình. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Sau khi “tắm máu” hai người anh em ruột thịt của mình ở cửa Huyền Vũ, Lý Thế Dân còn làm ra một việc bị cho là “hèn hạ” và khiến nhiều người bất bình.

Hai tháng sau khi sự biến Huyền Vũ môn xảy ra, Lý Thế Dân thuận lợi kế thừa ngai vị và trở thành Đường Thái Tông. Thế nhưng chính vào thời điểm này, ông đã làm ra một việc khiến bá quan trong triều không khỏi sửng sốt.

Trong sự biến đẫm máu ở cửa Huyền Vũ năm ấy, những người phụ nữ trong gia tộc Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát phần lớn đều không rõ tung tích hoặc bí mật được an bài. Duy chỉ có một người được xem là ngoại lệ khi đường hoàng tiến vào hậu cung của Tân đế với danh vị Quý phi.

Nhân vật may mắn đến kỳ lạ ấy chính là Dương Khuê My – vợ của Tề vương Lý Nguyên Cát và cũng là em dâu danh chính ngôn thuận của Lý Thế Dân.

Theo nhiều giai thoại truyền lại, Dương Khuê My từng xuất thân là một ca nữ nức tiếng Trường An. Nàng cũng nổi danh với nhan sắc khuynh thành, tài năng đàn hát thượng thừa, lại hiểu sách thánh hiền, có tài xuất khẩu thành văn.

Có lẽ chính những thiên phú trời ban ấy đã khiến người em dâu họ Dương này lọt vào mắt xanh của anh rể Lý Thế Dân và may mắn sống sót sau sự biến Huyền Vũ môn.

Có ý kiến cho rằng, thực chất Lý Thế Dân năm đó chỉ cần hạ sát một mình Thái tử Lý Kiến Thành, còn Tề vương Lý Nguyên Cát vốn không có đủ khả năng để tranh đoạt ngai vàng với ông.

Tuy nhiên theo lý giải của ý kiến này, Lý Thế Dân vì đã say mê Dương Khuê My từ lâu nên đã quyết tâm giết chết Tề vương để chiếm đoạt người em dâu xinh đẹp ấy.


  • Ai sinh vào năm này thường có tố chất doanh nhân, kinh doanh phát tài, giàu sang phú quý

Và sự thật là sau khi lên ngôi không lâu, Lý Thế Dân đã công khai nạp Dương thị vào hậu cung, đồng thời còn phong cho bà làm Quý phi. Việc làm ấy của ông đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ bá quan văn võ trong triều.

Thế nhưng sự việc vẫn chưa dừng lại ở đó. Lý Thế Dân không chỉ muốn có được người em dâu xinh đẹp mà đã từng có ý định lập nàng làm Hoàng hậu. Chỉ đến khi triều thần phản đối quá kịch liệt, ông mới ngậm ngùi từ bỏ ý định liều lĩnh này của mình.

Tàn sát huynh đệ, bức ép vua cha, chiếm đoạt em dâu… hết thảy những hành động ấy đã tạo nên nhiều “vết đen” khó gột rửa trong cuộc đời của Đường Thái Tông Lý Thế Dân.

Từ đó có thể thấy, sự biến xảy ra ở cửa Huyền Vũ năm xưa một mặt đem tới cho Lý Thế Dân ngai vàng và mỹ nữ, nhưng mặt khác cũng khiến thanh danh ông phải chịu những tổn hại khó có thể vãn hồi.

Theo Trí thức trẻ/Soha