Thứ ba, Tháng mười hai 31
Shadow

Sai lầm phổ biến mà 90% các mẹ thường mắc phải khi chăm sóc con bị ho

Trẻ bị ho rất có khả năng là biểu hiện sớm của chứng tỳ hư, mẹ làm sao để phán đoán đúng?

Xem thêm  'Cạn lời' vì con toàn bỏ bữa trưa, ông bố nảy ra chiêu độc nhất vô nhị khiến mọi người phải 'á khẩu' khi mở hộp cơm ra

Thông thường, ho ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả thời tiết, dị ứng, viêm v.v… Trong đó, nếu trẻ có những biểu hiện sau đây, mẹ nên thận trọng vì chúng có thể là tín hiệu của chứng tỳ hư ở trẻ nhỏ:

 – Khẩu vị của trẻ không tốt và luôn kén ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là trẻ từ chối việc ăn uống bằng cách khóc quấy.  

– Sắc mặt trẻ vàng vọt, hai bên cánh mũi có thể xuất hiện những vết gân xanh, ngoài ra còn có thể bị cả bọng mắt.  

–  Ban đêm, trẻ thường ngủ không ngon giấc, đặc biệt là những cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn ban ngày.

–  Hơi thở trẻ rất nặng mùi dù không hề mắc vấn đề răng miệng.

Đa số các mẹ đều dễ mắc 2 sai lầm này khi chăm sóc trẻ bị cảm, ho

Sai lầm 1: Mẹ luôn cho rằng ho chính là vấn đề ở phổi

bị ho

Ảnh minh họa

Trẻ nhỏ bị ho đích thực có nhiều khả năng xuất phát từ nguyên nhân của phổi, chủ yếu là chứng viêm phổi. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý là, ho không phải khởi nguồn trực tiếp từ phổi và trong nhiều trường hợp, ho còn có thể do các cơ quan khác gặp bất ổn.

Nguyên nhân sâu xa của chứng ho ở trẻ nằm ở tỳ vị, nhất là khi trẻ cứ ho dai dẳng kéo dài, điều trị mãi không dứt. Theo Đông y, tỳ vị hư nhược sẽ sinh nội nhiệt, “chạy ngược” lên phổi nên mới khiến trẻ bị ho.

Sai lầm 2: Trẻ cứ ho là mẹ cho dùng thuốc

bị ho

Ảnh minh họa

Như đã nói, ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và không nhất định cứ ho là phải dùng thuốc mới khỏi. Rất nhiều mẹ có thói quen khi trẻ bị các bệnh thông thường như cảm sốt, ho, sổ mũi thì chỉ nghĩ đến việc ra tiệm thuốc Tây mua thuốc cho trẻ uống. Thậm chí có người còn tự ý dự trữ sẵn thuốc, khi trẻ ho là tự mình “kê thuốc” cho trẻ mà không hề biết rõ nguyên nhân bệnh do đâu.

Theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, ho thực chất chỉ là một cách mà cơ thể biểu hiện sự “tự vệ” của mình, và đa số các loại thuốc được quảng cáo là dứt ho lại không thật sự chữa đúng bản chất của bệnh tình, nó chỉ làm giảm cơn ho tạm thời mà thôi.

Chính vì vậy, khi mẹ tùy tiện cho trẻ uống thuốc ho không những không trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh mà còn dễ làm trẻ bị kháng thuốc, đồng thời còn gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Mẹ làm tốt 4 việc này sẽ giúp phòng ngừa và trị ho do tỳ vị hư hiệu quả cho trẻ

Bổ sung lợi khuẩn thích hợp cho trẻ

bị ho

Ảnh minh họa

Ho ở trẻ em thường là do tỳ hư, cho nên trước hết mẹ cần phải đảm bảo nhóm lợi khuẩn trong cơ thể trẻ. Nếu con nhà bạn dễ bị ho và có các triệu chứng của tỳ vị hư nêu trên, mẹ có thể bổ sung thêm lợi khuẩn cho trẻ.

Lợi khuẩn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nhẹ các gánh nặng chuyển hóa cho tỳ vị, đồng thời chúng còn tăng cường sức sống cho hai cơ quan này. Khi tỳ vị vận chuyển tốt, tỳ sẽ không bị viêm và các cơn ho cũng không tấn công trẻ.

Nhuận phổi bằng thức uống

Sau khi đã đảm bảo kiện tỳ cho trẻ, mẹ còn phải giúp trẻ làm nhuận phổi, đẩy lùi các dịch viêm thì mới trị ho dứt điểm. Mẹ có thể làm thức uống từ quýt ngọt và hoa bách hợp. Hai nguyên liệu thiên nhiên này đều cùng nhóm, có tác dụng thanh nhiệt cho phổi, tiêu viêm, làm thông hầu họng.

Cân bằng dinh dưỡng

bị ho

Ảnh minh họa

Đa số tỳ vị hư nhược đều là do ăn uống mà ra. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho hai cơ quan này và giúp trẻ không bị ho hành hạ, mẹ cần phối hợp thực đơn hằng ngày sao cho cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.

Các món ăn của trẻ nhỏ nên ít đường và dầu mỡ, tăng cường rau xanh và trái cây, các loại thịt cũng cần thiết nhưng phải ở liều lượng vừa phải. Đặc biệt, với trẻ bị nội nhiệt thì mẹ còn phải chú ý nấu nướng thanh đạm một chút, không tạo cho trẻ thói quen ăn uống với khẩu vị quá nặng.

Đảm bảo đủ nước cho cơ thể

Trẻ bị ho thường xuyên còn có thể do thời tiết hanh khô, nắng nóng và ở trong môi trường máy lạnh quá nhiều. Do đó, mẹ nên tập cho trẻ thói quen thích uống nước, nhất là nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ âm ấm vừa phải. Ngoài ra, các món cháo loãng cũng giúp làm ấm cơ thể, bổ sung nước và bảo vệ tỳ vị cho trẻ.

Lạc Tâm – Helino

Link

 

 

Comments are closed.